Liên kết vùng - trồng để xuất khẩu gỗ chính ngạch
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.
Là đơn vị thực hiện chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng cho người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành, Công ty cổ phần Xuân Sơn đã xây dựng diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC của các hộ trồng cây keo tại 8 xã Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Đồng... Đồng thời, mở các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, khai thác rừng và mời các tổ chức quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho các hộ. Nhờ đó, đến nay toàn huyện Thạch Thành đã có hơn 2 nghìn hộ đang trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích hơn 3.200 nghìn ha. Thạch Thành cũng là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC.

Ông Lê Duy Mơ, Xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi gia đình tôi được triển khai trồng rừng FSC cảm thấy được nhiều hiệu quả, sau khai thác so với dự án khác cùng thời gian thì sản lượng gỗ và giá cả tăng từ 10-15%...".

Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty cũng cố gắng cùng bà con, vận động bà con trồng gỗ rừng để có nguyên liệu sản xuất, để đáp ứng các đơn hàng đã ký kết trước đó với các đơn vị. Mong rằng các cơ qua tuyên truyền cho bà con để doanh nghiệp mở rộng thêm diện tích rừng FSC để đơn hàng mở rộng hơn và xuất sang các thị trường khó tính".
Được biết, trong giai đoạn 2016-2024, tỉnh Thanh Hóa có gần 28,5 nghìn ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với trên 4.600 hộ tham gia; tập trung ở các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Quan Sơn,… Theo đánh giá của các chủ rừng, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt giá trị kinh tế cao hơn gấp 20 - 30% so với diện tích rừng thông thường. Không chỉ nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, việc trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC là điều kiện cần để các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm gỗ ra thị trường quốc tế.


Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bên Nhật đòi hỏi chứng chỉ trồng rừng bền vững, người ta mong muốn người dân trồng rừng phải bảo vệ rừng, có nguồn sinh lợi nhưng bảo vệ môi trường, chúng tôi được UBND huyện Lang Chánh quy hoạch vùng trồng keo 6 nghìn ha để phục vụ sản xuất và xuất khẩu".

Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các thị trường Mỹ, Châu Âu họ đang yêu cầu các chứng chỉ bảo vệ môi trường, FSC, trước thì Như xuân chỉ trồng tự do, chúng tôi đang tiếp tục vận động nhân dân thực hiện cấp chứng chỉ này, trồng rừng gỗ lớn để vừa tăng giá trị vừa để gỗ xuất khẩu được…".
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến hết năm 2025, sẽ nâng diện tích vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lên 125.000 ha, trong đó, có thêm 25.000 ha rừng trồng gỗ và 10 ha rừng tre, luồng, vầu được cấp chứng chỉ FSC.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.

Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất cuối vụ, ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.