Lung linh thắng cảnh đình và đền Thiệu Hoá
Vốn là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có cư dân đến khai đất, lập làng từ rất sớm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa sở hữu hệ thống các di tích lịch sử đình và đền có giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc.
Tân Châu là một xã thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vốn được hợp thành từ hai xã Thiệu Tân và Thiệu Châu... Vùng đất này có vị trí đắc địa, nằm bên hữu ngạn sông Chu, dọc theo núi Đọ, phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa, phía Tây giáp với thị trấn Thiệu Hóa và xã Thiệu Nguyên, phía Nam giáp với huyện Đông Sơn và xã Thiệu Giao, phía Bắc giáp với xã Thiệu Duy và xã Thiệu Hợp.
Vốn là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có cư dân đến khai đất, lập làng từ rất sớm, vì vậy, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cư dân ở nơi khác đến làm ăn sinh sống và lập nghiệp ở vùng đất này nên có sự giao thoa văn hóa của nhiều địa phương khác nhau. Đó là cơ sở để tạo nên đời sống văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc của Tân Châu.
Sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của truyền thống văn hóa Tân Châu còn thể hiện ở hệ thống di sản văn hóa phong phú, bao gồm cả loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, xã Tân Châu sở hữu hệ thống các di tích lịch sử đình và đền có giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc.
Nằm ở trung tâm xã Tân Châu, Di tích lịch sử đình và đền làng Đắc Châu là di sản văn hóa vật thể tiêu biểu, đã được bảo tồn và tôn tạo, là di tích có giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc đối với người dân nơi đây.
Đình Thượng của làng Đắc Châu được toạ lạc trên khu đất cao ráo hướng về sông Chu tựa lưng vào núi Đọ với thế đất "sơn thủy hữu tình". Trước mặt đình là Hồ Bán nguyệt, xung quanh có nhiều cây cổ thụ tạo cho đình một khung cảnh thâm nghiêm, cổ kính.
Tương truyền, làng Đắc Châu xưa kia có thế đất hình Rồng cuộn, khu đất đình Thượng ngày nay chính là hàm Rồng. Sân đình rộng rãi thoáng mát, với thế đất cao ráo là nơi dân làng tập trung tụ hội trong các dịp lễ tết, đón rước, là nơi chứng kiến các hoạt động văn hóa cộng đồng của nhân dân trong làng.
Cách đình và đền Đắc Châu không xa, đình Thọ Sơn cũng là một công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc đình làng với các vì kèo, các xà ngang đăng đối sống động. Không chỉ có chức năng gắn kết đỡ phần mái đình, các vì kèo, xà ngang là những tác phẩm điêu khắc độc đáo, truyền tải sinh động nhất tư tưởng, văn hóa của cư dân vùng đất Tân Châu nói riêng, văn hóa dân tộc Việt nói chung…
Có thể nói, kiến trúc và điêu khắc đình Thọ Sơn được đánh giá là sự biểu hiện tài hoa, tri thức và văn hóa truyền thống trong phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, đồng thời mang những nét riêng độc đáo. Đây là di tích có giá trị kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn, có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cần được giữ gìn và phát huy trong đời sống hôm nay.
Với hệ thống các di tích đình và đền độc đáo, đặc sắc, mỗi di tích lại có một nét kiến trúc, màu sắc riêng, vùng đất Tân Châu huyện Thiệu Hoá xứng danh là vùng đất cổ giàu giá trị lịch sử, tâm linh và đa dạng loại hình di sản văn hoá của huyện Thiệu Hoá nói riêng và xứ Thanh nói chung.
Pù luông - Điểm đến bốn mùa
Khu du lịch Pù luông, huyện Bá Thước không chỉ được biết đến là khu du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn vào những ngày hè oi bức, mà nơi đây đang trở thành điểm đến 4 mùa của xứ Thanh. Tận hưởng cảm giác bình yên, thư thái, tái tạo năng lượng - Pù Luông đang thực sự là một lựa chọn tuyệt vời của du khách.
Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới"
Tổ chức Giải thưởng thế giới vừa công bố Việt Nam là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2024. Đây là lần thứ 5 Việt Nam được vinh danh ở hạng mục này.
Giòn thơm bánh đa Ái Huyền
Từ xa xưa đến nay, nhắc đến một trong những thức quà quê đã trở thành “quốc hồn quốc túy” của người Việt thì không thể không kể đến món bánh đa. Món bánh đơn sơ nhưng đượm tình quê này đủ sức làm “xiêu lòng” bất kì ai từng thưởng thức bằng chính hương vị mộc mạc của nó. Có lẽ bởi thế mà bánh đa đã trở thành món ăn quen thuộc có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành phố cho tới miền quê, từ nhà hàng sang trọng đến những quán ăn bình dân.
Lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 15,3 triệu lượt
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 15,3 triệu lượt khách, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 719 nghìn lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Chương trình văn nghệ chào mừng Thọ Xuân đón nhận Quyết định công nhận huyện Nông thôn mới nâng cao
Tối 24/11, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng huyện đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và Quyết định công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa
Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa", với sự tham gia của đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành toàn quốc.
Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Thanh Hoá
Khoảng thời gian này, tỉnh Thanh Hoá liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Việc mời các đoàn Farmtrip từ trong Nam ngoài Bắc, và cả nước ngoài đến với xứ Thanh chính là cơ hội lớn để Thanh Hoá tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch thế mạnh, đồng thời kết nối các sản phẩm có yếu tố liên vùng, liên khu vực.
Phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO và cam kết của UBND Tỉnh Thanh Hoá, từ năm 2011 đến nay, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện khảo cổ học (Viện hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Hội khảo cổ học Việt Nam đẩy mạnh hoạt động khảo cổ dưới lòng đất di sản, đồng thời tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ.
Khai mạc triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa
Sáng 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa và Trường Đại học Hồng Đức phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa năm 2024.
Phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch
Thời gian qua, trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch mang đến sức sống mới cho di sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.