ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lý giải sao việc Bộ trưởng "nói ngược" tại các phiên trình luật?

"Có cảm giác mỗi bộ, ngành đề xuất một dự án luật đều đưa ra những vấn đề có lợi cho ngành mà không nhìn đến tổng thể chung. Vậy nên có luật trong Chính phủ chưa thống nhất vẫn trình ra. Ra UB Thường vụ Quốc hội, có 3-4 Bộ trưởng dự nhưng lại nói quan điểm khác nhau" – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận xét.

13/09/2018 12:12

Tiếp tục phiên họp thứ 27, sáng 13/9, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Theo Nghị quyết 718 của Quốc hội thì Chính phủ được giao chủ trì chuẩn bị 75 dự án luật, pháp lệnh dự kiến phải được ban hành, sửa đổi, bổ sung để triển khai thi hành Hiến pháp.

Thống kê của UB Pháp luật cho thấy, sau gần 5 năm thực hiện, Chính phủ đã trình ban hành được 54 luật, pháp lệnh (đạt 72%), đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và 2019 bốn dự án (chiếm 5,3%), còn lại 17 dự án (chiếm 22,6%) chưa đưa vào chương trình, trong đó, so với thời hạn dự kiến có 2 dự án quá hạn 4 năm (chiếm 2,7 %), 2 dự án quá hạn 3 năm (chiếm 2,7%), 9 dự án quá hạn 2 năm (chiếm 12%).

Phụ lục về danh mục các dự án kèm theo kế hoạch triển khai ban hành Hiến pháp theo nghị quyết số 178 của Quốc hội chưa được ban hành cho thấy tiến độ cập nhật báo cáo của Chính phủ khá chậm.

Chẳng hạn, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã được quyết định lùi sang kỳ họp thứ 7 thì tiến độ ở danh mục vẫn là kỳ họp thứ 6/2018.

Có đến 19 dự án luật ở danh mục này phần tiến độ hiện tại được để trắng, trong đó có Luật Về hội và Luật Biểu tình.

Đây là hai dự án luật liên quan đến quyền công dân đã được hiến định nên được đại biểu và cử tri rất quan tâm.

Dự án Luật Về hội đã được đưa ra Quốc hội thảo luận, nhưng sau đó Chính phủ đã có báo cáo xin lùi thời gian trình ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Nhưng báo cáo này cũng chỉ nêu lý do cần có thời gian nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, chưa có dự kiến về thời gian trình.

Còn Luật Biểu tình, rất nhiều lần được các vị đại biểu nhấn mạnh rằng, biểu tình là quyền công dân được hiến định từ Hiến pháp 1946 đến nay mà vẫn chưa được thể chế hoá.

Theo tiến độ tại nghị quyết của Quốc hội thì cả hai Luật Về hội và Luật Biểu tình đều là 2015 - 2016. Tức là đến nay đã "lỡ hẹn" hai năm.

UB Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc và lộ trình thực hiện đối với từng dự án đã quá thời hạn dự kiến ban hành, kiến nghị các dự án không còn phù hợp với thực tế hiện nay cần đưa ra khỏi danh mục để Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Phần thảo luận, một vấn đề lớn được nhắc đi nhắc lại là tính ổn định của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Có cảm giác mỗi bộ, ngành đề xuất một dự án luật đều đưa ra những vấn đề có lợi cho công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của bộ, ngành đó nhưng lại không nhìn đến tổng thể chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: "Có cảm giác mỗi bộ, ngành đề xuất một dự án luật đều đưa ra những vấn đề có lợi cho công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của bộ, ngành đó nhưng lại không nhìn đến tổng thể chung".

Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Thị Nga bày tỏ: “Cá nhân tôi rất băn khoăn khi hệ thống pháp luật chúng ta thiếu ổn định. Cho đến giờ này, cầm một cái luật mà không biết luật này đã bị sửa bởi những luật nào và sẽ bị sửa đổi luật nào. Nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều việc về chính sách, tâm lí, ảnh hưởng đến nhà đầu tư khi pháp luật không ổn định. Thay đổi cũng đúng nhưng phải có tính ổn định tương đối”.

Bà Nga cũng nhìn nhận, giờ có tâm lý là các bộ ngành làm cái gì động vướng một cái là đề nghị sửa luật ngay. Theo bà Nga, cần chú ý việc giữ sự ổn định của hệ thống luật.

Về nguyên nhân, bà Nga cho rằng, có một số bộ, ngành chưa quan tâm đến công tác thể chế. Bộ trưởng ủy quyền cho thứ trưởng, thứ trưởng ủy quyền cho vụ trưởng, sau nữa thì chỉ để một vài chuyên viên tham gia làm cùng với cơ quan thẩm tra.

"Đôi lúc, chúng tôi có cảm giác, một vài chính sách chỉ là ý tưởng của một số chuyên viên chưa được thẩm định kỹ. Quy trình xin ý kiến của chính phủ, có những cái Chính phủ bàn kỹ, có chính sách qua phiếu xin ý kiến, tích vào làm cho chất lượng một số chính sách không đảm bảo" - Chủ nhiệm Nga phát biểu.

Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là lo ngại của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Một ví dụ điển hình được ông Hiển nhắc đến là Luật Giáo dục vừa được UB Thường vụ cho ý kiến sáng hôm qua, 12/9.

Ông Hiển đồng tình phải có nhiều chính sách mới nhưng chính sách mới lại đòi hỏi những khoản chi tiêu liên quan đến ngân sách, tác động đến ngân sách trong điều kiện ngân sách đang khó khăn. Vậy nên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, chính sách mới đưa ra phải tạo điều kiện để cân bằng được ngân sách. Còn chính sách mới đưa ra để cuối cùng lại thực hiện một cơ chế bao cấp thì không biết có cần thiết không?

Mặt khác, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, luật Giáo dục còn tác động đến rất nhiều luật khác, khi nói đến thuế, nói đến chính sách tiền tệ, chính sách miễn giảm nọ miễn giảm kia.

“Luật về cơ chế có liên quan đến 1 ngành nhưng lại tác động đến các lĩnh vực khác, thiếu mỗi không có luật hình sự trong đó thôi. Tôi rất lo. Đó là thực tế đang diễn ra” - ông Hiển nhấn mạnh.

Phân tích nguyên nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội nói, ông có cảm giác mỗi bộ, ngành đề xuất một dự án luật đều đưa ra những vấn đề có lợi cho công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của bộ, ngành đó nhưng lại không nhìn đến tổng thể chung.

Thậm chí có nhiều dự án luật, trong Chính phủ chưa thống nhất nhưng vẫn đưa sang. Nhiều luật trình ra UB Thường vụ Quốc hội có 3, 4 Bộ trưởng tới dự nhưng Bộ trưởng thay mặt Chính phủ trình lại nói quan điểm khác Bộ trưởng dự.

P.Thảo/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

19:58 , 03/05/2024

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù không có nhiều ưu thế về binh lực, tuy nhiên, quân đội ta càng đánh lại càng mạnh. Điều này không chỉ bởi những chiến lược, chiến thuật tấn công đúng đắn, mà còn nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của toàn thể đồng bào cả nước. Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

19:52 , 03/05/2024

Sáng 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì chương trình sơ duyệt.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

19:44 , 03/05/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong 2 ngày mùng 2 và mùng 3/5, Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và một số ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

10:06 , 03/05/2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ

20:25 , 02/05/2024

Chiều 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ký nội dung Thông cáo báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV gửi các cơ quan báo chí.

Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Đấu thầu năm 2023

Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Đấu thầu năm 2023

20:07 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Đấu thầu năm 2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu.

Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa

Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa

20:05 , 02/05/2024

Thực hiện Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo lịch tiếp xúc cử tri như sau:

Giám sát việc việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị

Giám sát việc việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị

19:54 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh làm trưởng đoàn, đã giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quyết định số 23 ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị và Quyết định số 763 ngày 05/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị tại huyện Cẩm Thủy.

Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

19:43 , 02/05/2024

Chiều ngày 2/5, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị Đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1, năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

10:14 , 02/05/2024

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.