Mô hình trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế
(TTV) - Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, Chị Nguyễn Thị Lựu, ở xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đã mạnh dạn phát triển trang trại tổng hợp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Mô hình trang trại của Chị Lựu không chỉ đem lại kinh tế cho gia đình, mà còn góp phần mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
![]() |
Hơn 10 năm về trước, Chị Nguyễn Thị Lựu, ở xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đã nhận thầu 3 ha đất của Nông trường Phúc Do để phát triển kinh tế đồi rừng. Đến năm 2012, do một số cây trồng không hiệu quả, chị đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả .
![]() |
Sau nhiều năm đầu tư chuyển đổi, gia đình chị Lựu đã từng bước đầu tư trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi bò, nuôi ong, nuôi cá. Hiện nay, Gia đình chị Lựu đã trồng được gần hàng nghìn cây ăn quả có giá trị như: Cam, bưởi, nhãn, vải. Nhờ biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên đến nay các loại cây trồng, vật nuôi của gia đình chị từng bước mang lại giá trị kinh tế cao, trừ chi phí, cho thu nhập hàng năm khoảng 300 triệu đồng.
![]() |
Thành công bước đầu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của gia đình chị Lựu đang mở ra hướng đi trong phát triển kinh tế ở địa phương. Đến nay, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đã phát triển được trên 15 mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân.
![]() |
Hiện nay xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đang khuyến khích các hộ dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Bản tin Thanh Hóa ngày mới TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.