Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Mới đây, đoàn công tác của Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt, CHLB Đức đã có buổi làm việc với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Đây là tổ chức uy tín trong đào tạo nghề các ngành công nghệ ô tô, hàn, điện lạnh, cơ khí và năng lượng tái tạo tại bang Thuringen. Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi, cung cấp thông tin các chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; chương trình du học, vừa học vừa làm; chương trình đào tạo giáo viên, trao đổi học sinh sinh viên… Qua đó đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.


Ông Thomas Malcherek, Giám đốc điều hành Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt, CHLB Đức
Ông Thomas Malcherek, Giám đốc điều hành Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt, CHLB Đức cho biết: "Chúng tôi rất tin tưởng vào triển vọng hợp tác với tỉnh Thanh Hoá, bởi vì các bạn trẻ ở Thanh Hoá rất thân thiện, chịu khó và có tham vọng. Chúng ta có thể hợp tác đào tạo nghề theo mô hình du học nghề kép, tức là vừa học nghề vừa thực hành làm việc tại các doanh nghiệp, rồi sau đó sẽ được tiếp tục làm việc tại Đức".
Vài năm trở lại đây, hợp tác quốc tế là chiến lược được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hoá tập trung đẩy mạnh với hàng loạt chương trình, khóa học sát với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, trong những năm qua nhà trường đã đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn từ các nước trên thế giới; mở rộng thêm quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, ký kết nhiều thỏa thuận về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào); tổ chức chương trình tư vấn du học và việc làm tại Cộng hòa Liên bang Đức cho học sinh, sinh viên... Hiện nay trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế với các đối tác bao gồm: Trường CĐ dạy nghề Hủa Phăn; Đại học Mokpo (Hàn Quốc); Tổ chức Koica (Hàn Quốc); Tổ chức Jica (Nhật Bản)...


Ông Lee Ho-Gyun, Hiệu trưởng trường đại học Mokpo – Hàn Quốc
Ông Lee Ho-Gyun, Hiệu trưởng trường đại học Mokpo – Hàn Quốc cho biết thêm: "Chúng tôi đến đây để phối hợp với trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa trong liên kết đào tạo. Các bạn sinh viên sau khi học nghề cơ bản tại nhà trường có thể sang Hàn Quốc để đào tạo chuyên ngành nâng cao. Trong thời gian tại Hàn Quốc, các bạn có thể vừa học vừa làm để đảm bảo thu nhập. Sau này khi về Việt Nam các bạn sẽ trở thành những nhân lực tốt, có tay nghề cao để xây dựng và phát triển quê hương".

Thạc sĩ La Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá
Thạc sĩ La Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá chia sẻ: "Việc đưa các em sang thị trường nước ngoài thì sẽ giúp các em tiếp cận được với nhiều công nghệ mới hơn và các công nghệ tiên tiến, với thu nhập cũng khá cao, cũng sẽ ổn định được công ăn việc làm cho học sinh sinh viên của nhà trường. Sau khi làm việc ở nước ngoài, quay về nước các em có được tay nghề cũng như tiếp thu được công nghệ tiên tiến của nước ngoài, các thức quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài để tiếp tục phục vụ cho công việc tiếp theo ở trong nước".
Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế không chỉ mang lại cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hoá cơ hội thường xuyên được cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn đầu ra; mà còn tranh thủ được trang thiết bị do các đối tác nước ngoài tài trợ để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giúp học việc tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng đã tăng hợp tác với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài để học viên được học hỏi về chuyên môn, trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp và rèn luyện tác phong làm việc.


Trung tá, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc Phòng
Trung tá, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc Phòng cho biết: "Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề kết nối với các tập đoàn, tổng công ty và các trường nước ngoài. Ví dụ như trong những năm qua chúng tôi đã làm việc với các trường ở Hàn Quốc để đưa học sinh học 2 năm bên mình rồi tiếp tục đưa sang Hàn Quốc để tiếp tục đào tạo. Ngoài ra nhà trường còn kết hợp với nhiều tổng công ty và tập đoàn để đưa học viên đến học tập, tiếp cận các kỹ năng vừa giúp học sinh tiếp cận giữa thực tế thực tiễn với việc phát triển của khoa học công nghệ để đáp ứng được tay nghề ngày càng cao".

Thanh Hoá hiện có 2 trường đại học; 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp nghề. Đây là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo thời gian qua đã góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Thanh Hoá với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ quản lý, giảng viên các nhà trường; đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ tay nghề cao, khả năng lao động giỏi và kỹ năng chuyên môn tốt, thích nghi làm việc trong môi trường đa văn hóa.


PGS. TS Ngô Chí Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá
PGS. TS Ngô Chí Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Nhà trường xác định hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Phải khẳng định, các chương trình hợp tác quốc tế cũng như là liên kết đào tạo đã đóp góp trực tiếp cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường và thông qua đó đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Thanh Hoá, các tỉnh lân cận cũng như cả nước".
Có thể thấy, hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo đã được các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, thị trường lao động trong và ngoài nước ngày càng có tiêu chuẩn khắt khe về trình độ, tay nghề và tính kỷ luật của người lao động. Do đó, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo; chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhà xưởng thực hành tiên tiến, hiện đại, phù hợp chương trình giảng dạy mới… nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh.


Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.