Mở rộng thị trường nhờ công nghệ số
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn bao giờ hết thông qua các nền tảng thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến. Nhanh nhạy nắm bắt những lợi thế mà công nghệ số mang lại, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử xem đây là lợi thế cạnh tranh, giải pháp hữu hiệu để mở rộng thị trường.
Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp này đã đầu tư thành lập thêm bộ phận maketing, mở kênh bán hàng online qua các nền tảng như facebook, zalo, tiktok và xây dựng app, website bán hàng trực tuyến. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu của đơn vị liên tục tăng qua từng năm, trong đó, tỷ trọng doanh thu bán hàng qua các kênh thương mại điện tử ngày càng lớn.
Chị Mã Thị Nhung, Giám đốc Công ty TNHH Bát Tràng Minh Phong cho biết: "Sự phát triển của công nghệ số mang nhiều lợi ích, mở ra nhiều kênh, chúng tôi cũng ứng dụng một trong những kênh đoa để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh số bán hàng".
Với ưu điểm không giới hạn về không gian, thời gian, việc kinh doanh qua thương mại điện tử đã giúp người dân, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu thông tin sản phẩm đến với khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp cũng không phải tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân sự, giảm thời gian cho việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Không những thế việc quản lý mua, bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử cũng trở nên đơn giản, tăng trải nghiệm của khách hàng thông qua công nghệ chatbot, thanh toán online, doanh nghiệp có thể bán hàng, giải đáp phản hồi của khách hàng 24/7...
Anh Nguyễn Văn Đông, Quản lý kinh doanh Siêu thị điện máy Nguyễn Kim Thanh Hóa cho biết thêm: "Tiềm năng trang thương mại điện tử tại Thanh Hóa rất tốt, gần như phát triển từng ngày từng giờ... đơn vị sẽ mở thêm các kênh để tiếp cận với khách hàng".
Chị Trần Thị Hường, Cơ sở sản xuất nem Bà Hoa, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để đẩy mạnh tiêu thụ trên nền tảng số, cơ sở chúng tôi đã đưa các sản phẩm trên các nền tảng của zalo, facebook và trên trang web. Ngoài ra, chúng tôi mở thêm cơ sở ngoài thị trường để mở rộng nguồn cung cấp."
Hiện nay, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp triển khai nâng cấp sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://thuongmaidientuthanhhoa.vn để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời, kết nối sàn giao dịch này với sàn giao dịch các tỉnh, thành phố để hỗ trợ phân phối, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp; vận động, tuyên truyền đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất, kinh doanh tích cực đăng ký tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung về tăng cường công tác ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hơn 400 văn bằng bảo hộ được cấp
Trên địa bàn tỉnh hiện có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến 53 thị trường, với 55 chủng loại hàng hóa; các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu gồm: Dệt may, da giày, sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, khoáng sản... Việc bảo hộ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.