Mở rộng thị trường tiêu thụ gạo
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 9 doanh nghiệp chế biến gạo, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh. Với mục tiêu gia tăng giá trị sản xuất, ngay từ đầu năm 2025, các doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trung bình mỗi vụ, Công ty cổ phần Thương mại Sao Khuê liên kết sản xuất hơn 1.000 ha lúa nguyên liệu với các huyện trong tỉnh để chế biến, cung ứng ra thị trường từ 25.000 – 30.000 tấn gạo mỗi năm. Doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến lúa gạo công suất lớn nhất miền Bắc với 2 dây chuyền xay xát, chế biến, đóng gói, cung cấp gạo cho hơn 300 cửa hàng và 1.000 điểm phân phối nhỏ lẻ.

Hiện nay, đơn vị đã có 13 sản phẩm gạo có đăng ký bảo hộ độc quyền. Năm 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ 20% so với năm 2024 và đang mở rộng vùng kiên kết sản xuất lúa, đầu tư thêm máy móc, nâng cao năng lực chế biến gạo. Ông Nguyễn Công Dương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Sao Khuê, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2025, Sao Khuê sẽ mở rộng quy mô nhà máy, tiếp tục phát triển thêm thị trường tại Thanh Hóa và tìm kiếm, mở rộng thị trường sang các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu, tìm kiếm các giống lúa phù hợp, chất lượng cao đưa đến tay người tiêu dùng".
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hàng năm, sản lượng lúa của Thanh Hóa đạt khoảng 1,36 triệu tấn; trong đó, 90% được tiêu thụ tại thị trường nội địa, 10% sản lượng được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang thị trường một số nước lân cận.

Sau 2 năm giá tăng cao, từ cuối tháng 12/2024 đến nay, giá lúa gạo trong nước đã có xu hướng giảm theo thị trường thế giới, sức tiêu thụ giảm. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gạo trong tỉnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm, đa dạng thị trường để gia tăng thêm sức cạnh tranh.
Cùng với việc duy trì thị trường truyền thống, các đơn vị đang đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường thu mua thêm lúa gạo từ các tỉnh khác, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Anh Lê Văn Dũng, Công ty TNHH Lương thực Thuần Dũng, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Thời gian tới, để đẩy mạnh tiêu thụ, công ty chúng tôi đang nắm bắt thị trường ngoài nước và trong nước để đạt được hiệu quả bao tiêu tốt cho nông dân".

Ngoài chủ động sản xuất, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong tỉnh cũng đang tích cực phối hợp với Sở Công thương đưa mặt hàng gạo vào các chuỗi phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị… Qua đó, tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp thép gặp khó khăn từ thị trường xuất khẩu
Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ứng phó với chiến tranh thương mại
Trong 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt trên 65 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều biến động chính sách thuế quan, để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các Hiệp hội chủ lực của Việt Nam như: gỗ, dệt may, thuỷ sản phải chuẩn bị nhiều giải pháp để ổn định tình hình xuất khẩu.

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Tạo sự bứt phá cho kinh tế tư nhân
Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo không chỉ là động lực để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, mà còn là tạo đà cho khu vực kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Hậu Lộc phát triển trang trại theo hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp
Đến đầu tháng 3 năm 2025, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp chuẩn hữu cơ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, với tổng diện tích sản xuất 15,46 ha.

Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng đã vào cuộc giảm lãi suất huy động, từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.

Chủ động ứng phó với tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ
Mỹ hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường này lại đang đối mặt với nhiều rủi ro từ chính sách áp đặt thuế quan. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải có kế hoạch ứng phó để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, nộp thuế trên cổng thương mại điện tử
Hiện nay, cả nước đã có hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thương mại điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh với số nộp gần 160 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.