Món quà từ thiên nhiên
Lang Chánh - nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của 3 dân tộc anh em: Thái, Mường, Kinh cùng những phong tục tập quán và nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, từ lâu đã được biết đến là nơi có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ với những lợi thế về hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, cảnh quan sinh thái nguyên sơ, và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như: Chùa Mèo, Thác Ma Hao, Thác Hón Lối.... Lang Chánh còn được biết đến là nơi có nhiều sản vật quý. Trong đó, không thể không nhắc đến một sản vật tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đó chính là mật ong rừng Chí Linh.
Đến thăm khu nuôi ong của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Ma Hao - một trong 2 doanh nghiệp nuôi ong quy mô lớn tại huyện Lang Chánh, nhiều người sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh đẹp mắt của những thùng ong được xếp ngay ngắn, nuôi dưới tán rừng nguyên sinh ở chân núi Chí Linh. Được biết, mật ong rừng Chí Linh ở bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh được nuôi theo quy trình lấy mật hoàn toàn thuận theo tự nhiên.


Mật ong nơi đây được đánh giá không khác gì mật ong rừng, bởi nó được kết tinh từ hương vị tinh túy nhất của hàng nghìn loại hoa rừng Chí Linh.
Với mong muốn xây dựng sản phẩm mật ong rừng Chí Linh trở thành sản phẩm OCOP và mang đến cho người dân một thương hiệu mật ong chất lượng cao, nhiều cơ sở nuôi ong lấy mật ở Lang Chánh nói chung, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Ma Hao nói riêng đã ứng dụng và đưa công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, chế biến. Hình thành nên chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi mật ong được thu hoạch, quay vắt thô, sẽ tiếp tục trải qua quá trình lọc tạp chất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với quy trình nuôi ong hoàn toàn tự nhiên, kết hợp với phương pháp chế biến hiện đại, tin rằng trong tương lai, sản phẩm mật ong rừng Chí Linh Sơn sẽ sớm có mặt ở các hệ thống siêu thị, nhà hàng lớn trong tỉnh và cả nước.



Những cầu ong, bọng ong chứa đầy mật ngọt của muôn loài hoa tự nhiên ở núi rừng Chí Linh - Lang Chánh, sau một quy trình chế biến cẩn trọng, đã tạo nên những giọt mật ong vàng sóng sánh mang hương vị tinh túy của thiên nhiên, thơm ngon và bổ dưỡng.
Nếu có dịp về với Thanh Hóa, các bạn hãy một lần đến thăm núi rừng Chí Linh - Lang Chánh, chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây và thưởng thức hương vị của những giọt ong mang thương hiệu "Mật ong rừng Chí Linh Sơn" thơm ngọt.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển
Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng 15/2, Hội Sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Medipha đã tổ chức triển lãm sinh vật cảnh năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.