Một miền cảm hứng thi ca
Xứ Thanh vốn là miền đất sơn kỳ thủy tú, nơi đâu cũng gặp những cảnh sắc hữu tình làm say đắm lòng người. Không những thế, xứ Thanh còn là một vùng đất cổ, được bồi đắp bởi những địa tầng văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Bởi vậy, từ xa xưa, xứ Thanh đã nổi tiếng là vùng đất của thi ca, nhạc họa. Đặc biệt, khu vực miền núi, vùng cao xứ Thanh với nhiều phong cảnh diễm lệ, hùng vĩ, là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa mang nhiều nét đặc trưng, thực sự là miền đất nên thơ, nuôi dưỡng rất nhiều tâm hồn thơ.
Và quả thật, đây chính là vùng đất "nảy duyên thơ", là nơi khởi phát nên những mạch nguồn cho thi ca. Từ xa xưa đến ngày nay, trên vùng đất này, dòng chảy thi ca luôn dạt dào chưa bao giờ vơi cạn. Vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống ở miền sơn cước giúp tâm hồn con người thăng hoa, được ghi dấu lại bằng những sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ.
Kể từ thời loài người bước ra khỏi hồng hoang, các bậc thủy tổ đã kể về câu chuyện "khai thiên lập địa" thông qua bộ sử thi đồ sộ "Đẻ đất, đẻ nước". Đây là một tác phẩm văn học dân gian của người Mường, được truyền khẩu từ đời này qua đời khác.
Ở những đỉnh cao trập trùng mây phủ, dưới tán rừng già, bên khe suối róc rách, các tác phẩm thi ca ra đời và được lưu truyền trong cuộc sống của các tộc người qua nhiều thế hệ. Đó là lời mẹ ru chan chứa tình yêu thương; là lời mo, câu xường, câu đang của người Mường; hát đối, hát pả dung của người Dao; hát khặp của người Thái; gầu plềng của người Mông; hát tơm của người Khơ Mú; hát chậm đò ho của người Thổ… Cứ thế, trong dặm dài lịch sử dân tộc, thi ca như mạch nguồn sông suối, từ đời sống mà sinh ra, hòa quyện trong đời sống, chảy mải miết không ngừng, tưới tắm tâm hồn bao thế hệ…
Nhờ có những áng thơ dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số xứ Thanh phong phú hơn; mối liên hệ cộng đồng cũng bởi vậy mà trở nên gắn bó, đoàn kết. Từ văn học truyền khẩu, chuyển sang giai đoạn văn học viết, tình yêu thi ca của người "miền rừng" càng thắm đượm và được chắp cánh bay cao. Cứ thế, thơ song hành trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc, gần gũi, thân thương, trân quý như người bạn, người yêu, người thầy, đi theo ta suốt cuộc đời này. Thơ là sự kết tụ, lắng đọng những mật ngọt và hương hoa đời thường, thơ cũng chính là sự thăng hoa, lan tỏa những giá trị nhân văn đến cộng đồng.
Những năm qua, phong trào sáng tác, giao lưu thi ca không chỉ có ở giới sáng tác chuyên nghiệp trong phạm vi Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Nhiều câu lạc bộ văn nghệ dân gian đã ra đời, phục vụ đời sống văn hóa cơ sở, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Các câu lạc bộ này đã khôi phục, lưu truyền những sáng tác văn học nghệ thuật dân gian. Cùng với đó, các câu lạc bộ thơ quần chúng cũng được thành lập, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân ở nhiều địa phương, có những hoạt động giúp hội viên nâng cao năng lực sáng tác và quảng bá tác phẩm đến công chúng.
Câu lạc bộ thơ Như Thanh là một trong những câu lạc bộ địa phương hoạt động mạnh, với nhiều cây viết khá sung sức. Nhiều thành viên đã cao tuổi, nhưng liên tục ra được ấn phẩm mới. Có những thành viên trẻ năng nổ, nhiệt tình, sáng tác có chất lượng. Chính nhờ phương thức hoạt động phong phú, nhiều người từ "yêu thơ" đơn thuần đã trở thành những người sáng tác chuyên nghiệp, ra được nhiều ấn phẩm chung và riêng.
Ông Lê Ngọc Thiện, Chủ tịch Hội thơ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hội thơ Như Thanh chúng tôi hoạt động tương đối đều đặn. Phần lớn hội viên đều là những thầy giáo về hưu, bám sát với địa phương để phản ánh những cuộc sống mới phát triển từng ngày của địa phương Như Thanh chúng tôi. Năm nay, ra mắt tập 6 Miền cảm hứng, trong thời gian tới, chúng tôi rất mong có sự quan tâm hơn nữa, anh em trong hội sẽ tham gia cuộc viết thơ của Tạp chí văn nghệ xứ Thanh về quê hương mình, về Bến En".
Nhà thơ Phạm Tiến Triều, Hội viên Hội thơ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Là một người con của miền đất Như Thanh tươi đẹp, tôi rất là tự hào vì trên miền đất của mình có những thắng cảnh, di tích, vỉa tầng văn hóa của các dân tộc anh em Mường, Kinh, Thái, Thổ… Đấy là một trong những điểm để đánh thức những xúc cảm văn chương nghệ thuật, để cho những người yêu thích cái đẹp, yêu thích nghệ thuật có thể sáng tạo nên những tác phẩm đóng góp cho nền văn hóa nghệ thuật của tỉnh nhà, cũng như của đất nước nói chung. Với tư cách một gương mặt trẻ, khi mà hội thơ Như Thanh chủ yếu là các bác về hưu, tôi tham gia ít nhiều cũng học hỏi được ở các bác những kinh nghiệm sống trải qua trong cuộc đời, những tín hiệu văn hóa, hỗ trợ các bác những tinh thần mới, để góp phần quảng bá vẻ đẹp đất và người Như Thanh đến với bạn đọc".
Từ khi thành lập đến nay, Câu lạc bộ thơ Như Thanh đã cho ra đời 6 ấn phẩm dày dặn, chất lượng, lấy tên chung là "Miền cảm hứng". Mới đây, câu lạc bộ đã ra mắt ấn phẩm "Miền cảm hứng – tập 6". Để có được những kết quả đáng ghi nhận ấy, phải kể đến sự ủng hộ, tạo điều kiện rất lớn của Huyện ủy – UBND huyện Như Thanh dành cho câu lạc bộ.
Bà Lê Ngọc Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Những tác phẩm của Hội thơ Như Thanh đã đóng góp rất nhiều cho công tác tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, những việc làm tích cực trong đời sống của Nhân dân, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Như Thanh, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới và bảo tồn các di sản trên địa bàn huyện. Những tác phẩm của Hội thơ Như Thanh có sự tác động rất lớn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng thêm niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước của Nhân dân Như Thanh, góp phần xây dựng quê hương Như Thanh ngày càng giàu đẹp và phát triển".
Như Thanh là vùng non nước hữu tình, nổi tiếng với Vườn Quốc gia Bến En, một di sản thiên nhiên kỳ thú, với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú. Nơi đây có hồ Sông Mực rộng lớn với các đảo nhỏ rải rác, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Mới đây, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã phát động cuộc thi "Thơ Thanh Hóa 2024", đồng thời ký kết hợp tác tuyên truyền du lịch với Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En, nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch địa phương, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Vườn quốc gia Bến En, xây dựng nơi đây thành điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để các thành viên câu lạc bộ thơ Như Thanh đẩy mạnh việc sáng tác, phấn đấu có những tác phẩm chất lượng tốt tham dự cuộc thi, đồng thời quảng bá vẻ đẹp quê hương. Câu lạc bộ đã tổ chức cho hội viên đi thực tế, tạo nguồn cảm hứng sáng tác.
Chị Lê Anh Thơ, hội viên Hội thơ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ:"Cảm ơn hội thơ đã tạo điều kiện để các thành viên tham gia các chuyến đi thực tế, có nguồn cảm hứng, cảm xúc, có cơ hội cơ hội giao lưu học hỏi, để có thêm nhiều cảm xúc để viết. Hội cũng tuyên truyền vận động để hội viên tham gia các cuộc thi thơ các cấp tổ chức. Mục đích của chúng tôi là vừa có cơ hội học hỏi và vừa quảng bá giới thiệu về mảnh đất quê hương con người xứ Thanh đến bạn đọc".
Chị Lê Vinh, hội viên Hội thơ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ thêm: "Là một thành viên của Hội thơ Như Thanh đã gần 10 năm, công tác cũng bận nhưng vẫn tham gia hội để có nhiều kinh nghiệm học hỏi và được hiểu thêm sâu hơn về văn học nghệ thuật, và hiểu hơn về tiếng thơ, tiếng lòng của người dân Như Thanh".
Không chỉ trên vùng đất Như Thanh, những người làm thơ, yêu thơ có mặt ở mọi vùng miền, địa phương trong tỉnh, có mặt ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề… Các hoạt động giao lưu, tôn vinh thơ cũng diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng. Từ phong trào quần chúng bước tới sân chơi chuyên nghiệp, các tác giả thi ca đã có thêm nhiều cơ hội để được cọ sát, nâng cao chất lượng sáng tác. Những chuyến đi thực tế về cơ sở đã giúp các tác giả thâm nhập, lắng nghe hơi thở cuộc sống, từ đó tạo nguồn cảm hứng trong sáng tác.
Thanh Hóa là một vùng đất trầm tích về lịch sử và văn hóa. Và đặc biệt, miền sơn cước của xứ Thanh có những ngọn núi, con sông đẹp như huyền thoại. Đồng bào các dân tộc cần cù lao động, có đời sống giàu bản sắc văn hóa. Vẻ đẹp đất và người vùng cao là cội nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho những người làm thơ khi đến nơi này. Miền sơn cước là nơi để các thi nhân có dịp trải lòng, làm nên những vần thơ bay bổng theo nhịp điệu cuộc sống vui tươi, hồn hậu, thấm đẫm tình người. Với sự nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc, nhiều bản làng ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp, đời sống dân cư no ấm hơn. Hình ảnh miền sơn cước xứ Thanh khi đi vào thơ sẽ không còn nhiều gian khó, cơ cực như trước kia, mà thay vào đó, sẽ là những gam màu vui tươi, rạng rỡ.
Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững
Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.
Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"
Tháng 11 này, đêm nhạc của TTV sẽ quay trở lại với sự xuất hiện của ngọc nữ Bolero Tố My cùng loạt tình khúc ngọt ngào, lãng mạn làm đắm say lòng người và 2 giọng ca khách mời: Ngọc Phụng - Quán quân Solo cùng Bolero 2019 và Jack Long - Á quân Tuyệt đỉnh song ca 2023.
Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.