miền sơn cước
Nét đẹp tục gội đầu cuối năm ở bản Thái
Là cộng đồng dân cư có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở khu vực miền núi xứ Thanh, đồng bào Thái đã và đang gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình như các lễ nghi, phong tục, trang phục truyền thống, ẩm thực hay các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi, trò diễn dân gian... Và một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đó là tục gội đầu ngày cuối năm để cầu may mắn cho năm mới.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tối nay diễn ra chương trình "Những đóa hoa miền sơn cước"
Nằm trong các hoạt động trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, Vào 20h10 phút tối nay, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh sẽ tổ chức chương trình giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước".
Trải nghiệm làm “phặc mít” trên bản người Thái
Từ bao đời nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Thái nói riêng gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Trên những bản làng dân tộc Thái, hình ảnh người dân đi rừng, lên nương với bao đựng dao bên hông đã trở nên quá quen thuộc. Con dao đi rừng là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong lao động sản xuất của đồng bào. Người Thái phân chia dao thành nhiều loại, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Riêng các loại dao nhọn “mít lém”, dao năm “mít há”, đồng bào dành nhiều cho việc đi rừng và loại dao này thường phải có “phặc mít” hay chính là bao, nắp để bảo vệ dao. Nắp dao vừa có công dụng giữ cho lưỡi dao được sắc bén, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Một miền cảm hứng thi ca
Xứ Thanh vốn là miền đất sơn kỳ thủy tú, nơi đâu cũng gặp những cảnh sắc hữu tình làm say đắm lòng người. Không những thế, xứ Thanh còn là một vùng đất cổ, được bồi đắp bởi những địa tầng văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Bởi vậy, từ xa xưa, xứ Thanh đã nổi tiếng là vùng đất của thi ca, nhạc họa. Đặc biệt, khu vực miền núi, vùng cao xứ Thanh với nhiều phong cảnh diễm lệ, hùng vĩ, là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa mang nhiều nét đặc trưng, thực sự là miền đất nên thơ, nuôi dưỡng rất nhiều tâm hồn thơ.
Đặc sản miền sơn cước
Thường Xuân - huyện miền núi phía Tây xứ Thanh vốn nổi tiếng khắp nước với quế ngọc, một loài cây quý. Có lẽ bởi thương những người con của núi rừng chân chất, chịu thương chịu khó nên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này vẻ đẹp trù phú với những danh lam thắng cảnh làm mê đắm lòng người. Món quà của đất trời cùng những món ăn và nhịp sống nơi đây khiến du khách có dịp đến Thường Xuân cứ vương vấn mãi khôn nguôi.