Mùa thu Lam Kinh
Cuối tháng 8 và tháng 9 âm lịch là khoảng thời điểm đất trời đã thực sự vào thu, nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối của một năm. Và như đã hẹn, trong những ngày thu trong veo ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh.
Dù không còn là chính lễ hội Lam Kinh (21, 22/8 âm lịch), không còn khung cảnh quá tấp nập, nhưng những ngày này người dân và hàng đoàn du khách từ khắp muôn phương vẫn tìm về dâng nén hương thơm để bày tỏ tấm lòng tri ân thành kính đến người Anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi.
Những điện miếu uy nghiêm ẩn mình dưới tán cây rừng xanh mướt, lấp lánh nắng thu vàng. Vẫn là Lam Kinh nơi núi rừng Lam Sơn, nhưng lòng người lại có chút bồi hồi xúc cảm. Là bởi thu về, cũng là mùa lễ hội nơi chốn thiêng Lam Kinh.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Du khách Hà Nội chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến địa danh Lam Kinh, quả thật đây là một di tích để đời cho con cháu sau này".
Trong những ngày thu thật đẹp này, nếu có thể, hãy về với Lam Kinh của xứ Thanh để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp nên thơ, cổ kính quyện hoà cùng trầm tích văn hoá lịch sử.
Một quần thể rộng lớn bao quanh là đồi núi, sông hồ, khe suối, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với đầy đủ các loài cây quý thu hút chim muông về sinh sống càng khiến cho thành cổ Lam Kinh vừa sinh động vừa uy nghiêm lôi cuốn biết bao du khách.
Chị Kim Thanh, Du khách Hoà Bình cho biết: "Qua những bài học lịch sử, mình không hình dung ra được, khi mình được trải nghiệm thực tế thì đây đúng là quá khứ hào hùng, rực rỡ. Tỉnh Thanh Hóa đã rất quan tâm đầu tư tôn tạo các hạng mục công trình để vừa giữ truyền thống, hiện trạng di tích, đầu tư không vượt quá, tạo nên 1 quần thể đẹp".
Lam Kinh cũng là vùng đất sở hữu trò diễn "độc nhất vô nhị" của xứ Thanh - trò Xuân Phả. Trò diễn đã tăng thêm tính đặc sắc cho vùng đất Lam Kinh với các điệu múa, hát… tạo nên những dấu ấn vô cùng độc đáo cho vùng đất này. Sự kết hợp giữa điểm đến với các giá trị văn hoá phi vật thể cũng cho thấy sức sống mãnh liệt, âm thầm bền bỉ trong mạch nguồn văn hoá của Nhân dân. Đồng thời thêm một lần nữa khẳng định: Thanh Hoá một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hoá phi vật thể đa sắc màu, luôn có sức hút với bạn bè muôn phương suốt cả 4 mùa trong năm; và đặc biệt là mùa thơ nhất - mùa thu!
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Linh thiêng phủ Tía
Triệu Sơn - huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa. Trong đó có núi Tía - được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu.
Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Những người yêu chèo hội ngộ tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
Tối 12/7, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa diễn ra “Chương trình giao lưu những người yêu chèo toàn quốc lần thứ 9 năm 2024” do Đài TNVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh
Đến tham quan Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi kiến trúc cung đình độc đáo. Đặc biệt, tại chính điện Lam Kinh, nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng từ đôi bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống đã để lại những trải nghiệm khó quên cho những ai một lần được đặt chân đến nơi này.
Những cánh hạc bay trong đêm
Thành phố Thanh Hóa về đêm mang một nét đẹp rất riêng, khiến lòng người không khỏi xuyến xao khi bất chợt nhìn ngắm, không còn nhiều những ồn ã, nhộn nhịp của một ngày dài chốn đô thị. Thành phố của những cánh hạc bay….
Du lịch Thanh Hoá ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch ở Thanh Hoá trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời là biện pháp để các đơn vị, doanh nghiệp du lịch thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với khách hàng cũng như thay đổi cách vận hành sản phẩm du lịch một cách bài bản, thông minh.
Tỉnh Thanh Hoá dừng tổ chức nhiều nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Theo kế hoạch, Lễ hội Lam Kinh năm 2024, sẽ khai mạc vào sáng ngày 24/9, tức ngày 22/8 năm Giáp Thìn, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên, để ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức nhiều nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.