Nâng cao chất lượng các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 370 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chiếm 95% tổng số chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, là tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước. Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tiêu chí của các chợ.
Hiện nay, huyện Triệu Sơn có 17/17 chợ đã được công nhận chợ kinh doanh thực phẩm. Để duy trì tiêu chí của các chợ, các cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên khảo sát, qua đó kịp thời chỉ ra các hạn chế và hướng dẫn các địa phương và đơn vị khắc phục. Ông Phạm Thế Khoa, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng và Đô thị huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về kiến thức an toàn thực phẩm. Cho Ban Quản lý dự án các chợ, cho cái tổ kiểm tra an toàn thực phẩm của các chợ, các tiểu thương và tất cả các người dân trên địa bàn huyện. Giải pháp thứ hai là huy động các nguồn vốn để tiếp tục cải tạo, tu sửa lại cơ sở vật chất của các chợ".

Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm quy định rất cụ thể yêu cầu về thiết kế, hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, cũng như yêu cầu chi tiết đối với từng loại hình kinh doanh trong chợ. Đáng chú ý, Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017 cũng đề cập đến yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Theo đó, sản phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sổ sách ghi chép hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
Bám sát các tiêu chí của Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017, Sở Công Thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các đoàn khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng, duy trì chợ kinh doanh thực phẩm. Các địa phương cũng tích cực huy động nguồn vốn, thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ theo hướng hiện đại, văn minh. Đồng thời, phát huy vai trò của tổ giám sát cộng đồng trong ngăn chặn tình trạng buôn bán các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc.

Ông Vũ Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý chợ Giắt, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ủy ban giao cho Ban quản lý chợ với một cô thú y của thị trấn giám sát hàng ngày tại các lò mổ để nếu thịt đảm bảo an toàn thì sẽ đóng dấu hoặc viết phiếu kiểm kiểm để mang ra chợ bán. Ban quản lý chợ chỉ có kiểm tra và sắp xếp lại bàn ghế, không cho trả bìa thùng và không cho để các vật phẩm khác lên trên bàn thịt". Bà Nguyễn Thị Hiền, Ban quản lý chợ Bút Sơn, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Ban quản lý chợ cũng thường xuyên kiểm tra trực tiếp về độ tươi sống của hàng hóa, nếu như thực tế hàng hóa nào có dấu hiệu đã bị hư hỏng thì Ban quản lý chợ sẽ tiến hành thu giữ và tiêu hủy để đảm bảo được độ an toàn".
Để duy trì tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm bền vững, ngoài việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của chính quyền địa phương và các ngành liên quan, rất cần trách nhiệm của Ban Quản lý chợ cùng sự hợp tác của chính các tiểu thương trong chợ. Có như vậy, việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm mới đạt hiệu quả thực chất, góp phần phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại vì sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.

Phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen
Sáng 12/7, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm sen lấy hoa, lấy hạt và chế biến tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa". Hội thảo thuộc Dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Kết nối hợp tác doanh nghiệp Thanh Hóa - Hải Phòng
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng, lãnh đạo một số Sở, ngành, đơn vị và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thăm và làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân tại thành phố Hải Phòng nhằm kết nối thông tin, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư.

Thanh Hóa phát triển mới 500 ha cây ăn quả
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã phát triển mới được 500 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt hơn 25.000 ha.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ với cho hơn 6.274 tấn ngao thương phẩm
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.000 ha nuôi ngao, với tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn/năm; sản phẩm thu hoạch và cung cấp ra thị trường quanh năm. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao thương phẩm, bên cạnh việc chú trọng các giải pháp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, các vùng nuôi còn bảo đảm các yêu cầu chất lượng của cơ quan chuyên môn trong chứng nhận xuất xứ sản phẩm.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026.

Xúc tiến Thương mại và kết nối giao thương Thanh Hóa - Hải Phòng
Chiều 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối giao thương năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và hơn 150 doanh nghiệp, doanh nhân của hai địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.