Nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã đào tạo được hơn 45.500 lao động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%. Để tỷ lệ lao động qua đào tạo và số lao động được tạo việc làm mới tăng đều qua các năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo hướng hiện đại, linh hoạt, liên thông, chất lượng và hiệu quả.
Lựa chọn học nghề để tiết kiệm thời gian, chi phí, vững tay nghề sau khi ra trường, các bạn trẻ này đã có nhiều cơ hội việc làm khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Em Nguyễn Duy Hưng, Lớp 10K1, Trường Trung cấp Nghề Kỹ nghệ Thanh Hóa cho biết: "Bản thân tôi học nghề ô tô và nghề điện, rất thịnh hành hiện nay. Tôi đã có doanh nghiệp xin và tiếp nhận sau khi ra trường".
Đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp… tăng cường cơ sở vật chất hiện đại…nâng cao trình độ chuyên môn dạy nghề của giáo viên... liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm sau đào tạo…linh hoạt thời gian đào tạo giúp học sinh nâng cao kỹ năng nghề.

Đó là cách mà trường Trung cấp Nghề Kỹ nghệ Thanh Hóa đang thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các nghề: may, sửa chữa thiết bị may, công nghệ thông tin, ô tô, mộc, trang trí nội thất. Theo thống kê, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp đều tiếp cận ngay với công việc, được đơn vị tuyển dụng đánh giá cao.

Thạc sĩ Trần Đăng Thành, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Kỹ nghệ Thanh Hóa
Thạc sĩ Trần Đăng Thành, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Kỹ nghệ Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, đối với nghề sửa chữa, nghề may, chúng tôi đào tạo hàng trăm lao động tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường rất mạnh dạn trong việc mời doanh nghiệp về sản xuất một phần sản phẩm tại nhà trường để học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế cũng như tham gia trực tiếp vào quá trình lao động".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp nghề, 32 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 8 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo 39 nghề, nhóm nghề nông nghiệp và 76 nghề, nhóm nghề phi nông nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết dạy học. Chương trình, nội dung đào tạo được điều chỉnh theo hướng thiết thực, phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế nhằm phát triển năng lực người học, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn theo cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp.

Ông Lương Văn Sinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thương mại Du lịch Thanh Hóa
Ông Lương Văn Sinh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thương mại Du lịch Thanh Hóa cho biết: "Trường thực hiện phương châm đào tạo 3 tại chỗ, gắn với thị trường và doanh nghiệp. Kết quả 100% học sinh ra trường được giải quyết việc làm. Nhà trường cơ cấu hóa chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường, tiếp cận doanh nghiệp, tạo kỹ năng mềm, nâng cao kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp".
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Để đạt được mục tiêu này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và xã hội trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.