Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thời gian qua, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, chú trọng đến việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây cũng là hướng đi phù hợp để chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP có được hiệu quả thiết thực và bền vững.
Năm 2021, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech đóng trên địa bàn phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa có 3 sản phẩm được công nhận OCOP, gồm 2 sản phẩm OCOP 3 sao là nước rửa chén bát và nước giặt, 1 sản phẩm OCOP 4 sao là nước lau sàn. Sau khi đạt chuẩn, công ty đã tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường trên cả nước và nước ngoài. Hiện nay, bình quân mỗi tháng công ty bán ra thị trường khoảng trên 50.000 sản phẩm các loại. Từ năm 2022, các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang mốt số nước như Mỹ, Malaysia…

Hiện nay, công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời, nghiên cứu đổi mới mẫu mã với mục tiêu xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao năm 2024.
Ông Lê Duy Hòa, Phó giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech, TP Thanh Hóa
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ triển lãm, gian hàng trưng bày sản phẩm...

Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP đều tăng từ 15 - 20% mỗi năm, có những sản phẩm tăng vượt trội từ 200 - 300%. Có thể nói, chương trình OCOP đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của các chủ thể sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của nền kinh tế hàng hóa và đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường.

Ông Nguyễn Thế Hoàng, Giám đốc hợp tác xã chế biến hải sản Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Thế Hoàng, Giám đốc hợp tác xã chế biến hải sản Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ những sản phẩm đầu tiên, sau 3 năm công ty đã cải tiến sản phẩm, về bao bì kiểu dạng đa dạng hơn để phục vụ khách hàng, công ty đang hoàn thiện và nỗ lực để nâng sao chất lượng cho sản phẩm.
Hiện nay một số sản phẩm OCOP thuộc nhóm hàng thực phẩm đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị nâng sao, nâng hạng lên 4 và 5 sao. Chương trình OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân; góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.