OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 445 sản phẩm đạt OCOP. Việc xây dựng sản phẩm OCOP là động lực quan trọng để phát triển các sản phẩm địa phương. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Năm 2020, chị Trương Thị Sơn, ở xã Đồng Lương huyện Lang Chánh quyết định thành lập Nông trại thảo mộc (Herbal fram), liên kết với các hộ dân phát triển 35 ha vùng nguyên liệu. Hiện nông trại có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, như: trà, tinh dầu, lá xông, gối ngủ thảo dược…
Quá trình phát triển, chị Sơn luôn xác định xây dựng OCOP là điều kiện để khẳng định thương hiệu, do vậy, chị đã xây dựng thành công 1 số sản phẩm OCOP và đặt mục tiêu hết năm 2023 này sẽ có 3 sản phẩm OCOP.
Chị Trương Thị Sơn, Nông trại Herbal fram, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các sản phẩm tham gia OCOP, nhất là sản phẩm mới sẽ giúp sản phẩm nhanh chóng hoàn thiện hơi, giúp người tạo ra sản phẩm có chiến lược sát sao hoàn thiện hơn trước khi đưa ra thị trường".
Thanh Hóa rất giàu tiềm năng về sản phẩm vùng miền. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các huyện khảo sát, đánh giá sản phẩm của của từng đơn vị, từ đó có định hướng tư vấn nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm OCOP; hỗ trợ tập huấn cho các chủ thể về kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 455 sản phẩm đạt OCOP.
Việc xây dựng OCOP cũng là động lực để các chủ thể đưa sản phẩm tiêu dùng thông thường, trở thành sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm cho nhiều lao động và góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Ông Hoàng Văn Lĩnh, Cơ sở sản xuất bánh nhãn thôn Giang Tây, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương cho biết: "Được định hướng xây dựng OCOP, gia đình tôi đã đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hóa. Từ đó, sản phẩm tiếp cận thị trường tốt hơn, bán nhanh hơn".
Đa số các sản phẩm sau khi đạt chứng nhận OCOP, doanh số bán hàng, lợi nhuận tăng lên từ 20-50%, sản phẩm địa phương ngày càng được nâng tầm giá trị. Tuy nhiên, đối với các xã, việc lựa chọn định hướng xây dựng cần phải đảm bảo lợi ích của chủ thể và người tiêu dùng, tránh tính hình thức chỉ để đảm bảo đủ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Có như vậy, sản phẩm đạt OCOP mới phát huy hiệu được quả lâu dài.
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024
Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.
11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD.
Thị xã Bỉm Sơn tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị
Để thực hiện mục tiêu đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp hiện đại, một trong những giải pháp thị xã đang nỗ lực thực hiện đó là triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian và diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt
Trong năm 2024, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án. Bằng những cách làm khoa học, sáng tạo, các địa phương trong tỉnh đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển bền vững
Các doanh nghiệp khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chính quyền các địa phương cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo cơ hội để các doanh nghiệp kết nối, hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh cùng nhau phát triển bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.