Nâng cao nhận thức người dân trong việc quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng
Để xây dựng và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Trước năm 2020, ông Đào Văn Đường, thôn 3, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân được tham gia lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa tổ chức. Với kiến thức được tiếp thu, ông áp dụng vào sản xuất và đem lại hiệu quả thiết thực, lợi nhuận từ 30% tăng lên 50% so với tổng chi phí. Để cập nhật thêm kiến thức, kỹ thuật mới, đầu năm 2022, ông tiếp tục tham gia lớp đào tạo giảng viên TOT trên cây mía. Không chỉ áp dụng vào sản xuất, ông còn truyền lại những kiến thức đã học cho các hộ trồng mía tại địa phương.
Ông Đào Văn Đường - Thôn 3, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi thấy rằng, trong học tập lần này chúng tôi có thể là chuyên gia để truyền cảm lại cho bà con nông dân ở các vùng mía. Làm sao để tâp trung khoa hoc kỹ thuật về công tác phòng trừ, bảo vệ sâu bệnh, nghiên cứu diệt trừ sâu bệnh để cây mía phát triển theo từng chu kỳ. Trên cơ sở làm sao đó để cây mía phát triển, đưa năng suất cao".

Năm 2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa triển khai đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa, mía, ngô và rau màu, nhằm giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng nông sản, xây dựng và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Chi cục đã mở 4 lớp tập huấn, đào tạo được 120 giảng viên TOT cấp tỉnh về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất cây trồng; mở 24 lớp tập huấn cho 1.250 lượt nông dân nắm vững các nguyên tắc, phương pháp và áp dụng có hiệu quả việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao, bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Qua đây, bà con được trang bị thêm kiến thức, nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng. Từ đó, kịp thời phát hiện và khống chế các loại dịch hại khi mới phát sinh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, gắn với chế biến xuất khẩu.

Ông Bùi Ngọc Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Bùi Ngọc Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: " Hội nghị tập huấn đã truyền tải đến cho bà con nông dân những kiến thức về sử dụng phân bón, thuốc bảo về thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Trên cơ sở như vậy, về phía địa phương chúng tôi đã chỉ đạo cho nhân dân áp dụng vào sản xuất vụ đông xuân 2022 trên địa bàn xã, đặc biệt là một số loại cây trồng trong đó có cây ngô sinh khối, để làm sao tăng năng suất, sản lượng, đem lại hiệu quả cho người sản xuất."
Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2025, có 100% xã, phường sản xuất các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu được đào tạo về quản lý dịch hại; có 80% số hộ sản xuất nông nghiệp hiểu biết và áp dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng; diện tích cây trồng được ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp từ 75% đến 85% , và mỗi xã phường có ít nhất 1 mô hình ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp đối với những loại cây trồng chủ lực. Để đạt mục tiêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị chuyên môn tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức, khoa học kỹ thuật mới phù hợp với sản xuất hiện nay, tổ chức hội thảo đầu bờ các mô hình áp dụng IPM trên cây trồng có hiệu quả để tiếp tục nhân rộng. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.