Nâng tầm “thương hiệu” sản phẩm nghề rèn Tiến Lộc
Nghề rèn truyền thống tại xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc đã có từ lâu đời. Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất tại làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng, để nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Sinh ra và lớn lên từ làng nghề rèn truyền thống, cũng như bao thế hệ trẻ nơi đây, anh Phạm Văn Tiến, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc thấu hiểu và trân trọng những giá trị của ông cha để lại. Từ đó, bằng tình yêu và nhiệt huyết, anh đã tiếp nối đam mê và đưa nghề rèn truyền thống ngày một phát triển. Xuất phát điểm từ một hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ với 30 lao động, năm 2022 Phạm Văn Tiến quyết định thành lập Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài. Anh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất như: máy đột dập, máy cắt lazer, đánh bóng sản phẩm, búa rèn.. với 3 xưởng sản xuất với tổng diện tích trên 3.000m2. Ngoài sản xuất các sản phẩm truyền thống, anh Tiến đã nhập khẩu nguyên liệu thép trắng không rỉ từ Nhật Bản về để sản xuất các loại dao, kéo... cung ứng ra thị trường, trung bình mỗi năm khoảng gần 900.000 bộ sản phẩm các loại. Hiện Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài đã có gần 100 lao động với mức thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng/người/tháng, thị trường phân phối ở 20 tỉnh, thành trên cả nước. Sản phẩm của công ty đã lọt vào danh sách "The Best of Vietnam 2023" – thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trên thị trường Việt Nam, giải Nông nghiệp xanh và nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện.

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Lớp trẻ chúng tôi bây giờ vừa giữ lửa cho làng rèn, vừa bán sản phẩm ra thị trường. Ngoài việc bán cho khách truyền thống, đại lý cửa hàng, chúng tôi còn bán trên các sàn thương mại điện tử".
Không ai nhớ nghề rèn ở xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc có tự bao giờ, nhưng thương hiệu và sự nổi tiếng của làng nghề thì đã được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Trải qua bao biến cố thăng trầm nhưng nghề rèn Tiến Lộc vẫn đứng vững. Toàn xã hiện có 20 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp trực tiếp làm nghề và gần 1.600 hộ tham gia làm nghề rèn, thu hút khoảng 6.000 lao động.

Ông Nguyễn Trọng Hiến, Làng rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Nghề rèn truyền thống ở đây có từ rất lâu đời, chúng tôi là thế hệ cha ông đi trước vẫn luôn truyền lửa, khích lệ động viên con cháu giữ và phát triển nghề. Đến nay thấy nghề ngày càng phát triển tôi rất vui mừng, đời sống bà con khấm khá lên nhiều".
Trước đây, các công đoạn sản xuất nghề rèn xã Tiến Lộc chủ yếu bằng thủ công, ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc đã dần được đưa vào quy trình sản xuất, giúp người thợ không còn vất vả như xưa. 100% các gia đình làm nghề đều mua sắm thiết bị sản xuất hiện đại như: máy mài, máy cán thép, máy dập, máy cắt gọt kim loại, máy phay... Việc đưa máy móc vào làm nghề, không chỉ nâng cao năng suất lao động hàng chục lần so với làm bằng thủ công truyền thống, góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề.

Anh Kiều Văn Khoa, Chủ cơ sở sản xuất Khoa Kiều, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước đây bà con dùng búa làm thì hiệu qủa không cao, sản phẩm cũng không được chất lượng. Bây giờ bà con nâng cấp lên, sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn, bền hơn".
Sản phẩm nghề rèn giờ đây không chỉ dừng lại ở những công cụ truyền thống mà đa dạng các sản phẩm, nhiều chủng loại, số lượng lên đến hàng nghìn loại, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Các chủ cơ sở cũng bắt nhịp xu thế, tận dụng kênh online để bán hàng. Hiện sản phẩm của nghề rèn Tiến Lộc đã có mặt hầu khắp các địa phương trên địa bàn cả nước, đồng thời còn được xuất đi các nước như Lào, Campuchia... thông qua đại lý và các kênh bán hàng trên nền tảng số.

Anh Nguyễn Văn Thanh, Chủ cơ sở nghề rèn Chú Đốc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là một nghề truyền thống của quê hương nên chúng tôi sẽ cố gắng phát huy và tạo công ăn việc làm cho mọi người".
Để nghề rèn Tiến Lộc phát triển bền vững, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, còn khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giúp giảm thiểu chất thải, khí thải ra môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, xã cũng có chính sách phát triển làng nghề hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư vào làng nghề. Nhờ đó, những năm qua nghề rèn mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cũng như lưu giữ và phát huy nghề truyền thống. Theo tính toán mỗi năm tổng doanh thu từ nghề rèn trên địa bàn xã đạt khoảng 400 tỷ đồng, đưa tổng giá trị thu nhập từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 90% cơ cấu kinh tế của xã.


Ông Lê Xuân Thơ, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Thơ, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tiến Lộc là một xã đông dân, có nghề rèn truyền thống phát triển lâu đời. Tuy nhiên, trong những năm trước, do điều kiện phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến dân cư, vì vậy địa phương đã đấu mối cùng cơ quan chức năng, xây dựng cụm làng nghề Tiến Lộc".
Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các làng nghề hiện nay, để đưa được sản phẩm truyền thống vươn xa, bản thân các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề đã phải tích cực thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp, có tính thẩm mỹ song vẫn phải đảm bảo tính truyền thống và bản sắc địa phương trong từng sản phẩm. Với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và sự ham học hỏi, yêu nghề của những người thợ, tin rằng làng rèn Tiến Lộc sẽ ngày càng phát triển, đem lại sự ấm no giàu mạnh cho những người dân nơi đây.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.