ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh

Thanh Hóa là nơi quần cư sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú... Trong đó, đồng bào Mông có hơn 3.700 hộ; 20.000 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa). Người Mông sinh sống tập trung ở 44 bản thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, với 3 nhóm Mông chính là Mông Trắng, Mông Đen và Mông Hoa. Cùng với các dân tộc anh em khác, người Mông ở xứ Thanh gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghề thêu trang phục. Chị em phụ nữ dân tộc Mông, bằng những bàn tay khéo léo, cần mẫn, đã tạo nên những “tác phẩm phục trang” mang vẻ đẹp độc đáo.

Phương Chính - Văn Lọc

23/05/2024 11:14

Trang phục của người Mông ở Thanh Hóa được chia làm 2 loại, gồm quần áo và váy áo. Ngày thường đồng bào Mông ăn mặc đơn giản nhưng vào dịp lễ Tết, hay những ngày trọng đại, bà con thường khoác lên mình những bộ trang phục rực rỡ, duyên dáng nhất.

Để làm được một bộ trang phục truyền thống, phụ nữ người Mông phải trải qua nhiều công đoạn thêu thùa, may vá. Điểm nhấn của các bộ trang phục chính là những họa tiết, hoa văn với gam màu tươi sáng, làm cho người mặc chúng trở nên nổi bật.

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 1.

Quan sát bộ trang phục của phụ nữ Mông, ta dễ dàng nhận thấy sự kết hợp khéo léo màu sắc trên từng họa tiết, đã tạo nên sự riêng biệt, không trộn lẫn với trang phục của bất cứ dân tộc nào. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông chủ yếu thiên về các gam màu chủ đạo là đỏ, vàng, cam, xanh... Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo ấn tượng mạnh. Đồng thời cũng có ý nghĩa nhắc nhở thế hệ con cháu về nguồn cội, về nơi sinh sống của cha ông xưa. 

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 2.
Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 3.
Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 4.
Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 5.

Bởi trước đây, người Mông thường du canh du cư, sống ở những nơi có đồi núi cao, khí hậu lạnh, những gam màu nóng được sử dụng nhiều trong trang phục góp phần tạo cảm giác ấm áp, tươi sáng, giúp người ta quên đi cái lạnh lẽo, âm u của núi rừng hoang vắng. Bên cạnh đó, các mẫu hoa văn, họa tiết trong các bộ trang phục còn thể hiện sự sáng tạo, tính thẩm mỹ trong nghệ thuật trang trí, tạo nên nét khác biệt so với các dân tộc anh em khác. Có thể nhận thấy, các mẫu hoa văn, họa tiết trong các bộ trang phục hầu hết đều mô phỏng về đời sống, thiên nhiên, với các biểu tượng hình tròn, hình vuông, hoa lá, mặt trời... Mỗi mẫu hoa văn chứa đựng những ý nghĩa khác nhau nhưng chung quy lại đều thể hiện ước muốn, khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu đến với các gia đình, dòng họ, bản làng.

Với chị Lâu Thị Dính ở bản Chim, xã Nhi Sơn, may vá, thêu thùa là công việc quen thuộc hàng ngày của chị, cũng như của phụ nữ Mông trong bản nói chung. Mỗi khi có thời gian rảnh, chị lại thỏa sức với niềm đam mê thêu thùa, để tạo nên những bộ trang phục đẹp cho mình và dành tặng người thân.

Để hoàn chỉnh được bộ trang phục, phụ nữ Mông phải cần ít nhất từ 1 đến 3 tháng, tùy vào khả năng, sự chăm chỉ của mỗi người. Do vậy, đối với phụ nữ Mông, thêu thùa được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất siêng năng, cần cù, khéo léo. Người phụ nữ giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước khi đi làm dâu, các cô gái Mông không chỉ tự tay thêu cho mình những bộ váy áo đẹp nhất, mà còn phải chuẩn bị những bộ trang phục làm quà biếu mẹ đẻ và mẹ chồng. Bởi vậy đối với các thiếu nữ, việc học thêu là bổn phận, vì khi có gia đình, họ chính là người chăm lo trang phục cho cả nhà.

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 6.

Chị Vàng Thị Dua, Chi hội trưởng, chi hội phụ nữ bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Phụ nữ bản chúng tôi luôn duy trì tốt việc thêu thùa các trang phục truyền thống. Thời gian tới sẽ mở thêm các lớp dạy thêu cho con cháu. Với người Mông, ai cũng phải biết thêu, may trang phục cho con cái đi học".

Pù Ngùa là một trong những bản xa xôi của xã Pù Nhi, đây là nơi sinh sống của 220 hộ dân, 100% nhân khẩu là đồng bào Mông. Đến thăm Pù Ngùa, mới cảm nhận rõ được sự chăm chỉ của chị em phụ nữ trong việc thêu trang phục. Những lúc nông nhàn, những giờ nghỉ ngơi, chị em lại cùng nhau thể hiện kỹ năng thêu thùa. Những đôi bàn tay thô ráp hàng ngày cầm dao, cầm cuốc, nhưng cũng rất mềm mại, tài khéo trong từng đường kim, mũi chỉ. Chị em cùng nhau thêu lên những họa tiết xinh xắn, giàu tính thẩm mỹ, những tạo hình này được chắt lọc từ những cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống, từ đó, phác họa lên bộ trang phục và truyền từ đời này sang đời khác.

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 7.

Bà Sung Thị Xia, bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thêu thùa đã là nghề truyền thống của dân tộc Mông, do vậy chúng tôi quyết tâm giữ nghề, truyền dạy con cháu biết phát huy nét đẹp trong đời sống mới hiện nay. Đối với lớp trẻ, phải dạy cho các con biết trang phục truyền thống của dân tộc Mông quan trọng và quý giá với mình, với mỗi cá nhân, gia đình và dòng họ, để từ đó cùng nhau gìn giữ".

Hiện nay, nghề thêu của đồng bào Mông ở xứ Thanh vẫn được duy trì. Tuy nhiên, để nó đồng hành lâu dài trong đời sống, không chỉ cộng đồng người Mông mà các cấp chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, khích lệ và định hướng cho việc bảo tồn nghề truyền thống. Bởi vì trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ dành nhiều thời gian cho học tập, lao động nên khi chọn trang phục hàng ngày thường quan tâm đến tính tiện lợi, thường dùng đồ công nghiệp may sẵn, ít dùng trang phục truyền thống. Do vậy, ở nhiều nơi nghề thêu may thủ công dần bị mai một. 

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 8.

Để nghề thêu được truyền đời, trước hết ngay tại các hộ gia đình, dòng họ, cần phải tăng cường tuyền truyền để mọi người thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc bảo tồn nghề truyền thống. Bởi đây cũng là cũng là bảo tồn nét đẹp văn hóa bản địa và văn hóa tộc người.

Chị Giàng Thị Mỵ, bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa: "Tôi học thêu từ mẹ mình khi 13 tuổi và đến khi lấy chồng tôi đã thêu và may cho mình được nhiều bộ trang phục đẹp. Hiện nay, tôi đang dạy con gái mình học thêu để con không quên nghề truyền thống của dân tộc Mông".

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh- Ảnh 9.

Ông Lê Hữu Chuân, Phó chủ tịch UBND xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Hữu Chuân, Phó chủ tịch UBND xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nghề dệt và thêu của bà con được xã rất quan tâm. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung tuyên truyền khôi phục và bảo tồn những giá trị truyền thống. Cùng với đó, chúng tôi xây dựng đề án Bảo tồn nghề thêu gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, kêu gọi các nhà đầu tư để ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng cũng như gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây".

Bảo tồn nghề thêu không chỉ góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn tạo thêm việc làm và thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào Mông. Nghề thêu đang được các địa phương bảo tồn với mong muốn phát triển thành sản phẩm hàng hóa, và là điểm nhấn trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Những người phụ nữ Mông ngồi bên hiên nhà, chăm chỉ, miệt mài với những tấm vải thêu rực rỡ, là hình ảnh đẹp in vào tâm trí nhiều khách phương xa khi đến với vùng cao xứ Thanh. Họ chính là những người góp phần gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và thông qua đó cũng giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng và tiếp nối dòng chảy truyền thống quý báu của cha ông trong đời sống hôm nay và mai sau.

Nguồn: Chuyên mục Sắc màu văn hóa các dân tộc xứ Thanh/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hiên ngang đồi Quyết Thắng

Hiên ngang đồi Quyết Thắng

15:27 , 17/11/2024

Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

11:30 , 17/11/2024

Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

09:09 , 16/11/2024

Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

08:23 , 15/11/2024

Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

20:17 , 14/11/2024

Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

08:03 , 14/11/2024

Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

07:45 , 13/11/2024

Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

07:42 , 13/11/2024

Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

16:07 , 12/11/2024

Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

10:13 , 12/11/2024

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.