Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội chùa Rồng
Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, đồng bào các dân tộc trong và ngoài huyện Cẩm Thủy lại nô nức tham gia trẩy hội chùa Rồng tại xã Cẩm Thạch. Lễ hội chùa Rồng được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế và các nghĩa sĩ trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc Minh, giành độc lập tự do cho dân tộc vào nửa đầu thế kỷ 15. Đây cũng là dịp để người dân và du khách thập phương hòa mình vào không khí vui tươi, rộng ràng, giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc huyện Cẩm Thủy.
Tương truyền, thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào thế kỉ 15, trước thế mạnh của giặc Minh, Bình Định Vương Lê Lợi phải cho quân lính rút về miền Tây xứ Thanh, chọn Thung Phổ làm căn cứ kháng chiến. Ông đã chọn hang Rồng làm nơi ẩn náu bí mật để rèn tướng, luyện binh.

Ngày nay, để tưởng nhớ công đức của Thái Tổ Cao Hoàng Đế và nghĩa sĩ, nhân dân xã Cẩm Thạch đã lập đền thời và tổ chức lễ hội chùa Rồng từ ngày 13-15 tháng Giêng âm lịch. Linh thiêng và đặc sắc nhất trong phần lễ đó là tục rước kiệu vua. Đi đầu đoàn rước kiệu là đội cồng chiêng séc bùa, sau kiệu là đoàn tấu nhạc rộn vang núi rừng.


Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Đoàn rước kiệu từ chùa Rồng đi vòng quanh làng khoảng 2 km, trên kiệu tượng là Đức Thái Tổ. Lễ rước kiệu linh thiêng là điểm nhấn trong lễ hội chùa Rồng".
Tham gia lễ hội chùa Rồng, đồng bào các dân tộc và đông đảo du khách thập phương được hòa mình vào không khí vui tươi, rộn ràng với nhiều trò chơi, trò diễn văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc huyện Cẩm Thủy như biểu diễn cồng chiêng, hát xường, nhảy sạp, đi cà kheo, bắn nỏ…vv. Đặc biệt, trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức đã tái hiện lại văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường thông qua việc giã gạo, giã ngô để làm các loại bánh trái, xôi ngũ sắc. Du khách được trực tiếp tham gia vào công đoạn chế biến và thưởng thức những món ăn đặc sắc mang hương vị núi rừng.

Chị Bùi Thị Thanh, Du khách đến từ huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, cho biết: "Tôi đến tham gia lễ hội chùa Rồng thấy không khí rất sôi động, được trải nghiệm nhiều trò chợi trò diễn giàu bản sắc văn hóa. Tôi còn được thưởng thứa nhiều món ngon và mua các đặc sản về làm quà cho người thân".


Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Lễ hội đền Rồng nhằm tưởng nhớ công đức của anh hùng dân tộc lê Lợi và nghĩa sĩ. Lễ hội còn là cơ hội để địa phương giới thiệu bản sắc văn hóa đến người dân và du khách thập phương".
Lễ hội chùa Rồng được tổ chức trong những ngày đầu xuân năm mới nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Đây cũng là dịp để xã Cẩm Thạch nói riêng và huyện Cẩm Thủy nói chung quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch đến với du khách thập phương.


Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.