Nét độc đáo đình làng Thọ Sơn
Với lối kiến trúc tuy giản đơn, thô mộc nhưng điểm xuyết bởi những trang trí tinh xảo, cổ kính mà rất gần gũi, thân thiết, đình làng đã trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của người dân xứ Thanh nói riêng và người Việt Nam nói chung. Trong đó, có thể kể đến đình làng Thọ Sơn, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá - một di tích kiến trúc nghệ thuật được tỉnh ta công nhận năm 2010.
Cũng giống như những đình làng khác ở Việt Nam, đình Thọ Sơn là một công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, nơi hội họp của người dân và là nơi thờ Thành hoàng làng. Đình Thọ Sơn thờ thần Cao Sơn đại vương, Linh Quang Linh Thông đại vương có công với dân làng, đồng thời, đây cũng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá tâm linh của dân làng.

Theo tài liệu về kiến trúc nghệ thuật đình Thọ Sơn năm 2009, trước đây đình có cấu trúc đặc trưng của đình chùa Việt Nam - kiến trúc hình chữ Đinh bao gồm 5 gian tiền đình và một gian hậu cung thờ thành hoàng làng. Sau này, ở phía Đông ngay trước sân đình đã được xây dựng thêm nhà giải vũ. Tuy nhiên, đến nay, do sự khắc nghiệt của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, hậu cung không còn nữa. Diện tích đất của đình đã bị thu hẹp so với trước đây, phần đất hậu cung hiện đã trở thành đất dân sinh. Đình chỉ còn lại nhà tiền đình và nhà giải vũ. Trên cơ sở nền móng và di tích còn lại, được sự đồng ý của các cấp chính quyền, Nhân dân địa phương đã bảo vệ, gìn giữ và trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên trạng của đình. Đến nay, đình làng Thọ Sơn được đánh giá là di tích kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn quy mô kiến trúc truyền thống.
Đình Thọ Sơn được trang trí theo "tứ linh, tứ quý" (Long, Lân, Quy, Phụng và Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Hình tượng rồng được chạm khắc nhiều nhất, trở thành biểu tượng trung tâm, xuất hiện ở những vị trí quan trọng trong ngôi đình. Các linh vật nhưng lân, phượng, rùa hoặc hoa cúc, hoa sen… cũng được chạm khắc, trang trí ở những nơi thoáng mát.. thể hiện rõ quan điểm thẩm mỹ của các nghệ nhân. Ngôi đình là minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc đình làng với các vì kèo, các xà ngang đăng đối sống động. Không chỉ có chức năng gắn kết đỡ phần mái đình, các vì kèo, xà ngang là những tác phẩm điêu khắc độc đáo, truyền tải sinh động nhất tư tưởng, văn hóa của cư dân vùng đất Tân Châu nói riêng, văn hóa dân tộc Việt nói chung… Điểm đặc sắc, khác biệt của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình Thọ Sơn là vẫn dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên với cấu trúc đặc trưng thời Lê và Nguyễn nhưng đình Thọ Sơn 4 kẻ trước, bẩy sau thể hiện mảng điêu khắc độc đáo, đơn giản mà chắc chắn.




Vẫn là đề tài mang phong cách dân gian với những biểu tượng quen thuộc rồng, lân, quy, phụng hoặc hình tượng hoa cúc, hoa sen được cách điệu nhưng trình độ chạm khắc ở đây đạt đến độ tinh tế, tỉ mỉ và công phu. Với 2 phong cách chạm khắc gỗ là chạm bong và chạm lộng, trong đó, nghệ thuật chạm lộng rất nổi bật trong điêu khắc đình Thọ Sơn, tạo biểu cảm, quyền uy và sự sinh động của các hình tượng. Có thể nói, kiến trúc và điêu khác đình Thọ Sơn được đánh giá là sự biểu hiện tài hoa, tri thức và văn hóa truyền thống trong phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, đồng thời mang những nét riêng độc đáo. Bởi vậy, di tích đình Thọ Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá xếp hạng năm 2009 là di tích có giá trị kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn, có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cần được giữ gìn và phát huy.

Ông Nguyễn Trọng Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá cho biết: "Đình làng Thọ Sơn mang nét kiến trúc độc đáo, khác biệt so với các đình làng khác tại đây, ngôi đình có niên đại hàng trăm năm tuổi, xứng đáng là di tích tiêu biểu của làng, xã và huyện".
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động các nguồn lực trong xã hội, sự hỗ trợ tích cực từ con em xa quê để đầu tư xây dựng và tôn tạo đình Thọ Sơn ngày càng khang trang, bề thế. Qua đó, thể hiện niềm trân trọng giá trị lịch sử, tâm linh hướng về nguồn cội của các thế hệ người dân Tân Châu trong đời sống hôm nay.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.