Văn hóa dân tộc
Lễ hội Lam Kinh năm 2024 sẽ khai mạc vào sáng ngày 24/9
Theo kế hoạch, Lễ hội Lam Kinh năm 2024, sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 24/9 (tức ngày 22/8 năm Giáp Thìn), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân). Đây là dịp kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Các huyện miền núi phát triển du lịch
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nghệ nhân Lê Thị Hương, người “tiếp lửa” văn hóa dân tộc Mường
Chị Lê Thị Hương, ở thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc được xem là một trong những nghệ nhân thuộc thế hệ trẻ “tiếp lửa” văn hóa Mường của vùng đất Châu Ngọc, được chính quyền địa phương, Nhân dân trên địa bàn và các thành viên trong Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Mường ghi nhận, tôn vinh. Qua hơn 20 năm gắn bó với những khúc hát Xường, Đang, có mặt trong nhiều đêm hội cồng chiêng… chị Lê Thị Hương đã không ngừng học hỏi, rèn luyện, tiếp nhận vốn văn hóa văn nghệ dân gian, nâng cao năng lực trình diễn của mình. Ghi nhận những đóng góp của chị trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tháng 9 năm 2022, chị vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Bảo tàng tỉnh – Nơi lưu giữ thời gian
Ngay trong lòng thành phố Thanh Hóa, giữa phố xá nhộn nhịp, hối hả, có một nơi rợp bóng cây, nơi thời gian lắng đọng, vang vọng tiếng nói từ ngàn xưa qua câu chuyện của mỗi hiện vật. Đó chính là Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Nét độc đáo đình làng Thọ Sơn
Với lối kiến trúc tuy giản đơn, thô mộc nhưng điểm xuyết bởi những trang trí tinh xảo, cổ kính mà rất gần gũi, thân thiết, đình làng đã trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của người dân xứ Thanh nói riêng và người Việt Nam nói chung. Trong đó, có thể kể đến đình làng Thọ Sơn, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá - một di tích kiến trúc nghệ thuật được tỉnh ta công nhận năm 2010.
Miền núi xứ Thanh đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống. Qua đó, tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Lung linh thắng cảnh Phố Cát
Là huyện miền núi phía Bắc của Thanh Hóa, giáp với tỉnh Hòa Bình, Thạch Thành được bao quanh bởi núi non trùng điệp, rừng xanh thăm thẳm và sông nước mênh mông. Đây là vùng đất đầy hấp dẫn, với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và di tích lịch sử phong phú. Thiên nhiên ưu ái, cùng sự đa sắc màu văn hóa dân tộc, bởi vậy, mới nói Thạch Thành là miền quê thắng tích.
Giám sát chuyên đề về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Quan Hóa
Sáng ngày 9/4, Đoàn Giám sát số 1 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh do đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã giám sát chuyên đề về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn huyện Quan Hóa.
Diễn đàn văn hoá " Tín ngưỡng thờ Mẫu- Phật giáo với phát triển văn hóa du lịch huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa"
Sáng ngày 6/4, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức Diễn đàn " Tín ngưỡng thờ Mẫu - Phật giáo gắn với phát triển văn hóa du lịch huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá". Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.
Diễn đàn Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo với phát triển văn hoá du lịch huyện Thọ Xuân
Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc vừa phối hợp với huyện Thọ Xuân tổ chức Diễn đàn “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo với phát triển phát triển văn hoá du lịch huyện Thọ Xuân.
Tăng cường kết nối Thanh Hoá - Điện Biên
Trong các ngày từ 19 đến 21/1, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch và thương mại. Thông qua các hoạt động này đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kết nối du lịch, xúc tiến đầu tư phát triển giữa hai địa phương.
Thanh Hoá đánh thức tiềm năng du lịch 4 mùa
Với nhiều lợi thế về vị trí, cảnh quan, văn hóa, ẩm thực..., Thanh Hóa hội tụ đầy đủ tiềm năng để trở thành điểm đến hút khách du lịch suốt 4 mùa. Thế nhưng đến nay, Thanh Hóa mới chỉ khai thác du lịch chủ yếu vào dịp hè. Để hướng đến mục tiêu xây dựng“Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”, nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách không chỉ vào mùa hè”.
Nữ y sỹ dân tộc Thái đam mê với những bài thuốc y học cổ truyền
Tốt nghiệp trường sư phạm và trở thành cô giáo vùng cao thế nhưng Hoàng Thị Chon, 36 tuổi, dân tộc Thái lại chuyển hướng sang học ngành y với mong muốn bảo tồn các loài dược liệu quý, phát triển nghề y học cổ truyền của cha ông. Hoàng Thị Chon còn được bà con vùng cao biết đến là một trong những người phụ nữ có nhiều đóng góp vào công việc thiện nguyện.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Nam Bình, xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hoá
Chiều 14/11, đồng chí Lê Tiến Lam, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã đến dự chung vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, nhân dân thôn Nam Bình, xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hoá.