Ngành Giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học
Hướng đến mục tiêu đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ở tất cả các cấp học.
Giờ học Ngữ văn của cô giáo Trần Thị Hoa, trường THCS Định Liên, huyện Yên Định được giảng dạy dưới nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, kết hợp cùng các thiết bị thông minh, kiến thức trở nên sống động hơn. Thông qua đó đã tạo ra sự hấp dẫn cho môn học, thu hút học sinh tương tác và nắm bắt bài học tốt hơn.
Cô giáo Trần Thị Hoa, Trường THCS Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin rất tiện ích, hỗ trợ giáo viên soạn bài, giảng bài trên lớp thuận lợi hơn, học sinh rất hứng thú, tương tác nhiều hơn."
Em Lê Mai Hương, học sinh lớp 9A, Trường THCS Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thầy cô sử dung máy chiếu và ti vi giúp chúng em hiểu bài hơn, như tiết học hôm nay học về bài Nhưng ngôi sao xa xôi cô giáo ko chỉ giảng bằng lời nói và con được xem hình ảnh trên máy chiếu, giúp chúng em hiểu bài hơn."
Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác quản lý, giảng dạy, những năm gần đây, Trường Tiểu học Yên Thái, huyện Yên Định đã đầu tư hệ thống máy chủ, đường truyền internet, wifi, tivi ở các phòng học. Đồng thời nhà trường cũng đã ứng dụng các phần mềm quản lý, giảng dạy phù hợp thống nhất trong toàn trường. Hiện cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều sử dụng thành thạo các phần mềm, giáo án điện tử phục vụ công tác quản lý và dạy học.
Thầy Lê Ngọc Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà trường đã tập trung đầu tư thêm một số hạng mục về cơ sở vật chất, chú trọng đầu tư truyền mạng, ti vi cho giáo viên giảng dạy. Các thầy cô không phải in giáo án giầy và đã đã thực hiện giáo án điện tử và đăng lên cổng thông tin điên tử của nhà trường rất tốt. Đến năm nay 80% đã chuyển đổi số, rất ít sử dụng in giấy, chúng tôi sử dụng mail và đăng lên cổng thông tin điện tử, các thầy cô cập nhật hàng ngày để thực hiện."
Thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đến nay, 100% nhà trường trên địa bàn huyện Yên Định đã có mạng Lan, máy tính kết nối internet băng thông rộng. Tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đều sư dụng phần mềm Vnedu để quản lý học sinh, đổ điểm điện tử, thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử, học bạ; giáo viên sử dụng thành thạo các phầm mềm trình chiếu power point, phần mềm e-leaming, …Hiện nay 70% các đầu sổ, hồ sơ quản lý trong các cơ sở giáo dục được số hóa. Bên cạnh đó, các trường đã triển khai hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, sẵn sàng dạy trực tuyến khi có yêu cầu. Huyện Yên Định đang tiếp tục quân tâm đầu tư xây dựng chương trình chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin vào các trường học thông qua việc đầu tư xây dựng phòng học thông minh tại các trường học trên địa bàn huyện.
Bà Nguyễn Thị Khuyên, Trưởng phòng Giáo dục huyện Yên Định, Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới phòng Gd tiếp tục tham mưu UBND huyện xây dựng các phòng học thông minh, phấn đấu đến 2025 có 25% trường có lớp học thông minh, năm 2030 phấn đấu có 70% phòng học thông minh, để nâng cao chất lượng giáo dục."
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong Ngành giáo dục Thanh Hóa đang tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Đến nay 100% các trường THCS, THPT, phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh đã triển khai xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử; 100% trường THCS, THPT sử dụng sổ điểm điện tử. Các trường học đang dần sử dụng các phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ điểm danh thông minh,…. Mỗi giáo viên phổ thông biết sử dụng ít nhất 1 phần mềm, ứng dụng trong soạn giáo án điện tử; hệ thống hội họp, tập huấn trực tuyến đã triển khai, ứng dụng cho hơn 30.000 giáo viên, phục vụ tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới… Mặc dù đạt được những thành quả bước đầu rất đáng khích lệ, song chuyển đổi số trong ngành giáo dục nói chung vẫn còn nhiều khó khăn: Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số. Tại huyện miền núi Lang Chánh, khó khăn nhất khi thực hiện huyển đổi số đó là thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhiều trường trên địa bàn huyện còn chưa có phòng tin học, số lượng máy tính chưa đảm bảo. Cùng với đó nguồn lực thực hiện chuyển đổi số khá lớn cũng là một trở ngại.
Thầy giáo Nguyễn Văn Quảng, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và THSC Trí Nang, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa cho biết thêm: "Chuyển đổi số của nhà trường, hiện tại ngoài các phần mềm lâu nay nhà trường đang sử dụng, khó khăn thực hiện chuyển đổi số là do đời sống còn khó khăn nên học sinh không có máy tính, điện thoại thông minh để học nhât là thời điểm dịch covid 19, nhà trường chưa có phòng chức năng tin học, nhà trường ngăn đôi phòng thư viện làm phòng tin học, dẫn đến chất lượng môn tin và chuyển số còn khó khăn."
Thầy giáo Lê Xuân Thi, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú, THCS Giao Thiện, xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại nhà trường có 2 phòng học của lớp 7 là có máy chiếu và ti vi, còn lại chưa có ti vi và máy chiếu, đặc biệt phòng học của nhà trường xuống cấp, diện tích phòng không đảm bảo. Để mà thực hiện chuyển đổi số trong quá trình giảng dạy của thầy cô cần có thiết bị hỗ trợ thì thiếu thốn nên rất khó khăn."
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: về hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền, dịch vụ internet,... đặc biệt là những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn. Đây là những vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nói riêng, các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội nói chung. Giải quyết những tồn tại, hạn chế nêu trên sẽ là cơ hội để ngành giáo dục và đào tạo từng bước thực hiện các nội dung chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2025 có 20% trường học trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh; 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ dạy và học trực tuyến, Qua đó, góp phần tạo chuyển biến rõ rét trong đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.