ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam thu hút các DN ngoại

Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định, thị trường lớn với hơn 96 triệu người, ngành thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đang là "thỏi nam châm" thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới.

11/08/2019 14:36
DN Ba Lan xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá nông sản chất lượng cao tại TPHCM. - VGP/Lê Anh

Mới đây, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM phối hợp với Cục Công tác phía Nam, Bộ Công Thương tổ chức buổi  “Kết nối giao thương hợp tác Ấn Độ - Việt Nam ngành thực phẩm và đóng gói” giữa gần 50 doanh nghiệp Ấn Độ và các DN Việt Nam

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Ấn Độ, Việt Nam là quốc gia lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản và là một trong những nhà xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu và tiêu dùng thực phẩm lớn.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2018, Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam, các sản phẩm thủy sản trị giá 344 triệu USD, rau quả tươi và chế biến trị giá 39 triệu USD, ngô có trị giá 24,86 triệu USD... Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ các mặt hàng chính như hạt tiêu trị giá 62,6 triệu USD, hạt điều trị giá 34,8 triệu USD và cà phê trị giá 95,6 triệu USD...

Ông Ramesh Anand, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) cho rằng, thu nhập ngày càng tăng của người dân, thị trường rộng lớn với hơn 96 triệu dân và ngành du lịch đang phát triển mạnh sẽ tăng cường chi tiêu của người tiêu dùng cho thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. Chính vì vậy, tiềm năng thương mại trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống dành cho DN 2 nước là rất lớn.

Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do gần đây như CPTPP và FTA EU-Việt Nam sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chế biến của Việt Nam. Đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn Độ tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Cũng giống như các DN Ấn Độ, thời gian gần đây, các DN đến từ Ba Lan cũng đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các DN Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, chế biến thực phẩm.

Theo ông Piotr Harasimowicz, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Đầu tư và thương mại Ba Lan tại TPHCM, cả Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản cũng là lĩnh vực chính của thương mại song phương.

DN Việt Nam đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm sẽ cần nhiều đến máy móc, công nghệ hiện đại, trong khi đó, đây là thế mạnh của các DN Ba Lan, do đó, DN hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác đầu tư lĩnh vực này.

Mới đây, ngày 8/8 tại TPHCM, chiến dịch quảng bá nông sản chất lượng cao của Ba Lan tại Việt Nam cũng đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp 2 nước Ba Lan, Việt Nam

Ông Piotr Ziemann, Chủ tịch hiệp hội các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan, cho biết các DN Ba Lan xem Việt Nam là thị trường rất quan trọng và hiện Việt Nam cũng là đối tác lớn nhất của Ba Lan tại khu vực ASEAN.

Theo ông Piotr Ziemann ưu thế của Ba Lan là có thể sản xuất thịt bò với chi phí thấp hơn 17% chi phí trung bình của toàn EU nhưng chất lượng vẫn đứng tốp đầu châu lục. Theo cam kết của Việt Nam đối với EU trong EVFTA, thuế nhập khẩu đối với thịt bò sẽ về 0% sau 3 năm hiệp định có hiệu lực.

Hiện nay, 85% thịt bò Ba Lan là dành cho xuất khẩu, tỉ lệ này lần lượt là 55% cho thịt gà và  17% cho thịt lợn. Trong khi thịt lợn Ba Lan đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam, thịt bò và thịt gà vẫn còn mới mẻ dù đã quen mặt ở các thị trường khó tính châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Lý giải vì sao ngành thực phẩm, đồ uống của Việt Nam lại đang thu hút nhiều DN ngoại quan tâm đầu tư, hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là tại thị trường TPHCM, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực và Thực phẩm TPHCM, cho biết, ngành thực phẩm & đồ uống, chiếm 15% GDP của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Bên cạnh đó, ngành này cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm cũng là một trong 4 ngành công nghiệp chính được ưu tiên phát triển tại TPHCM với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 8,22% mỗi năm đối với thực phẩm và 5% đối với đồ uống trong năm 2018. Hiện nay, TPHCM có hệ thống phân phối lớn nhất trong cả nước với 207 siêu thị, 43 trung tâm thương mại, hơn 1.100 cửa hàng tiện lợi với độ tăng trưởng ngày càng cao.

Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

16:00 , 01/05/2024

Ghi nhận trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, nguồn cung thực phẩm tại Thanh Hóa khá dồi dào, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, giá cả tương đối ổn định, chỉ một vài mặt hàng tăng giá.

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

08:25 , 01/05/2024

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian gần đây, giá chung cư tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cao đột biến nhưng trên thực tế lại có rất ít giao dịch.

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

08:47 , 29/04/2024

Các mẫu xe Hyundai Accent, Custin và Stargazer X hiện được nhiều đại lý giảm tiền mặt trực tiếp từ vài chục đến gần trăm triệu đồng.

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

08:34 , 29/04/2024

Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tại hầu hết các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng tiện ích trong cả nước đã chủ động tăng lượng hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mại lên đến 100% cho khách hàng.

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

21:24 , 28/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm Ocop trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và một số huyện trong tỉnh đã tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm Ocop. Các chủ thể sản xuất đều rất tích cực tham gia, mang đến nhiều sản phẩm chất lượng để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Tăng cường quản lý thị trường vàng

Tăng cường quản lý thị trường vàng

08:08 , 20/04/2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý thị trường vàng trong nước.

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

18:07 , 18/04/2024

Với hơn 102km bờ biển, Thanh Hoá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề kinh tế biển; trong đó, có nghề sản xuất mắm truyền thống. Những năm gần đây, các cơ sở làm mắm truyền thống đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất cũng như sản lượng sản phẩm. Từ đó, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng tầm giá trị nước mắm truyền thống Thanh Hóa.

Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

14:50 , 17/04/2024

Từ 15h hôm nay (17/4), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và dầu diesel đồng loạt tăng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.