Ngày hội của nghệ thuật chèo
Đời sống hiện đại, sự bùng nổ của thế giới số với các loại hình giải trí đa phương tiện và sự du nhập của văn hóa nước ngoài đã làm thay đổi sự quan tâm và nhu cầu thưởng thức của công chúng với nghệ thuật. Hai thập kỷ qua, chúng ta nghe nhiều và nói nhiều về những khó khăn của sân khấu nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là việc thiếu khán giả và thiếu lớp nghệ sĩ kế cận. Thế nhưng, những gì đang diễn ra tại cuộc thi năng sân khấu chèo, tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2023 lại cho thấy cái nhìn lạc quan trong nỗ lực bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống khi những đêm diễn vẫn chật kín khán giả và ngọn lửa đam mê vẫn rực cháy trong các thế hệ nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ hôm nay.
Đây là lần đầu tiên Lương Văn Mạnh tham dự cuộc thi tài năng chèo toàn quốc. Anh vào vai Xúy Vân trong trích đoạn Xúy Vân giả dại - một trong những trích đoạn kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.



Dẫu biết đây là một vai diễn không hề dễ dàng thế nhưng Lương Văn Mạnh vẫn muốn thử sức bởi anh quan niệm đã sống với nghệ thuật là phải hết mình.
Nghệ sĩ Lương Văn Mạnh, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Nam Định
Trong nghệ thuật sân khấu nói chung và chèo nói riêng, diễn viên đóng vai trò then chốt. Họ làm nên sự thành bại của bất kỳ vở diễn nào. Điều đặc biệt là "thầy già con hát trẻ", nghệ sĩ trẻ mới làm cho sân khấu bừng sáng, mới làm "đẹp" sân khấu và thực sự sức trẻ của diễn viên cũng phần nào làm nên thành công của một vở diễn.

Điều đáng mừng là tại cuộc thi tài năng sân khấu chèo, tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm nay lực lượng nghệ sĩ, diễn viên đã được trẻ hóa một cách rõ rệt. Trẻ nhưng trên sân khấu, các bạn, các em tỏ ra khá vững vàng, tự tin thể hiện vai nhân vật chính. Hát ngọt, hát hay, hát say lòng người.
Thông qua các trích đoạn đã thấy được sự nghiêm túc, chỉn chu và ý thức gìn giữ những giá trị tinh hoa, giữ gìn những nguyên tắc thích hợp của sân khấu truyền thống của nhiều đơn vị, thể hiện rất rõ ở sự quan tâm, chăm lo cho thế hệ diễn viên trẻ.
Tiến sĩ, NSƯT Lê Tuấn Cường, Nhà hát nghệ thuật chèo Việt Nam
Đằng sau những tiết mục hay và sự thành công của các tài năng trẻ chính là công lao rèn luyện nghề, dày công chuẩn bị cho tiết mục của các lớp nghệ sĩ, đàn anh, đàn chị của từng đơn vị nghệ thuật. Đã là cuộc thi tài năng trẻ thì phải có tài năng thật sự, lần này không hiếm diễn viên trẻ tài năng đã thể hiện thành công, nhuần nhuyễn các làn điệu bài bản, kể cả một số làn điệu chèo khó hát. Sự chuẩn mực, tròn vành rõ chữ, đúng điệu, đúng làn, không chênh, không phô… đã được nhiều nghệ sĩ trẻ đạt tới.
Phó giáo sư - Tiến sỹ Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi
Trong suốt hơn 1 tuần diễn ra hội thi, không khí không chỉ nóng trên khấu, trong cánh gà mà còn trên cả các hàng ghế khán giả. Dù là vở diễn vào ban ngày hay ban đêm thì tại nhà hát Lam Sơn, các hàng ghế đều chật cứng.


Khán giả xem một cách say mê, tập trung, văn minh, lịch sự và luôn vỗ tay tán thưởng sau mỗi điệu hát hay, mỗi tình tiết hài hước, dí dỏm… Điều đó chứng tỏ khán giả không hề quay lưng lại với nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc. Trái lại, họ đang ngày càng gần hơn với sân khấu chèo truyền thống. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng. Bởi "không có khán giả, bất thành sân khấu". Chỉ cần những người làm sân khấu luôn nghiêm túc trong tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật thì dù là đề tài lịch sử, dân gian hay hiện đại đều có thể hấp dẫn khán giả.

Những gì đang diễn ra tại cuộc thi tài năng sân khấu chèo, tuồng và dân ca kịch toàn quốc 2023 cho thấy những tín hiệu lạc quan của nghệ thuật truyền thống. Đó không chỉ là những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ của các thế hệ nghệ sĩ mà còn là tình yêu của công chúng dành cho những giá trị truyền thống của dân tộc để từ đó đội ngũ đạo diễn, diễn viên có thêm động lực để "giữ lửa" cho nghề mà qua đây còn giúp các nhà làm nghệ thuật rút ra được những cái nhìn toàn diện hơn, sát thực tế hơn để phục vụ cho công tác phát triển loại các hình nghệ thuật truyền thống trong xã hội đương đại.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.