Nghề làm thuốc nam của người Dao ở xứ Thanh
Ở Thanh Hóa, dân tộc Dao nổi tiếng với nghề làm thuốc nam truyền thống. Họ không chỉ bốc thuốc cho những người trong gia đình mà còn giúp cho rất nhiều người khác chữa khỏi bệnh. Từ nghề bốc thuốc nam truyền thống, nhiều người đã có nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống, góp phần gìn giữ nghề quý của cha ông.
Ai đã từng đến với vùng cao xứ Thanh, được đến thăm các bản làng của đồng bào Dao, chắc hẳn sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng với một nghề truyền thống độc đáo: nghề bốc thuốc nam.
Từ thành phố Thanh Hóa vượt hơn 250 km, chúng tôi đến với bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, nơi sinh sống của hơn 50 hộ người Dao đỏ, và nổi tiếng với nghề bốc thuốc nam chữa bệnh. Đến đây, chúng tôi thấy rằng, hầu như nhà nào cũng có người biết lấy thuốc chữa bệnh và đam mê với nghề này.
Theo lời của bà con, trước kia, người Dao thường có tập quán du canh du cư, nên mỗi khi ốm đau phải tự tìm cho mình những cây thuốc trong rừng để chữa bệnh. Ban đầu, người ta chỉ cắt thuốc cho các thành viên trong nhà, sau đó mọi người cùng học hỏi nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Dần dần, việc bốc thuốc nam trở thành nghề truyền thống và được truyền lại cho đến ngày nay.
Bà Phan Thị Mấy - một người có nhiều kinh nghiệm trong nghề bốc thuốc nam ở bản Hạ Sơn chia sẻ, các bài thuốc cổ của người Dao chủ yếu được truyền miệng, được bà, mẹ "cầm tay chỉ việc" bằng cách đưa con cháu lên rừng và dạy cho cách phân biệt từng loại cây, theo hình dáng, vân gỗ, lá... Ngoài những cây thuốc có thể gọi bằng tên, còn rất nhiều loại cây mà bà Mấy nhận dạng được nhưng không biết tên phổ thông của nó. Song, bà biết chắc những cây thuốc đó có thể chữa được bệnh gì
Qua tìm hiểu của chúng tôi, thuốc nam của người Dao về cơ bản theo quy trình chế biến thủ công: dược liệu sau khi thu hái từ rừng về sẽ được rửa sạch và phơi khô, sau đó băm chặt thành những kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Người Dao có nhiều bài thuốc gia truyền, chủ yếu là thuốc dành cho phụ nữ sinh đẻ, thuốc dạ dày, thiếu máu, xương khớp, hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn... Cách sử dụng cũng khá đơn giản, người bệnh sau khi mua thuốc về sẽ đun uống thay nước hàng ngày hoặc ngâm rượu uống. Ưu điểm của những loại thuốc này đều là cỏ cây trong rừng, không dùng thuốc bảo quản, nên khi uống không để lại phản ứng phụ, dễ nấu và dễ uống.
Bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi có 52 hộ dân thì hơn 10 hộ được cấp chứng chỉ hành nghề bốc thuốc nam. Gia đình nào có chứng chỉ thì theo nghề bốc thuốc trị bệnh; còn các gia đình khác thì vào rừng hái cây thuốc bán lại hoặc trồng thuốc, băm, thái thuốc… để có thu nhập.
Ông Triệu Quốc Minh, Bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hầu như trong bản gia đình nào cũng biết bốc thuốc nam. Hiện, chúng tôi không chỉ gìn giữ lấy nghề truyền thống cha ông người Dao để lại mà còn có thể phát triển kinh tế từ bán thuốc".
Hiện nay, ở Thanh Hóa, không chỉ người Dao đỏ sinh sống ở Mường Lát còn gìn giữ được nghề bốc thuốc nam truyền thống, mà người Dao quần chẹt sinh sống ở các vùng như Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ cũng rất quan tâm phát triển nghề này.
Tại khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, nơi sinh sống của nhóm người Dao quần chẹt thì nghề bốc thuốc nam khá phát triển. Nhiều gia đình đã có nguồn thu nhập đáng kể từ nghề bốc thuốc và hiện chính quyền địa phương cũng đang nhân rộng mô hình kinh tế này, xem đây là hướng đi mới trong công tác xoá đói giảm nghèo cho bà con.
Bà Phùng Thị Ngân, Khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi phát triển nghề cây thuốc nam từ ngày xưa các ông bà để lại. Ví dụ như nhiều cây tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Nói chung là từ việc bốc thuốc cũng có thu nhập đáng kể".
Có thể thấy rằng, ngày nay, mặc dù y học phát triển nhưng các bài thuốc nam của người Dao vẫn giúp cộng đồng bảo vệ sức khỏe, và trở thành nghề mang nguồn thu nhập chính cho đồng bào. Biến tri thức truyền thống trở thành tài sản để vươn lên làm giàu là một hướng đi cần được khuyến khích trong cộng đồng người Dao cũng như các dân tộc thiểu số ở xứ Thanh.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.