Nghị lực của thầy giáo viết bằng tay trái 25 năm đứng trên bục giảng
Mất cánh tay phải, cậu học trò Nguyễn Văn Đông kiên trì luyện viết bằng tay trái để học tập. Đến khi gắn bó với bục giảng, thầy giáo Đông "tay chiêu" lặng lẽ nuôi đam mê của nhiều thế hệ học trò.
Dù đông hay hè, thầy Nguyễn Văn Đông đều mặc áo sơ mi dài tay. Ống tay phải được đút gọn trong túi quần, tay trái lướt thoăn thoắt trên bàn phím máy tính hay viết lên bảng dòng chữ ngay ngắn.
Nhiều thế hệ học trò ở Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã quen thuộc với hình ảnh này, quen cả sự nghiêm khắc có phần khắt khe và tình thương vô bờ bến của thầy.
Giang dở ước mơ vì một lần nghịch dại
Hơn 30 năm trước, cậu học trò Nguyễn Văn Đông được đánh giá là thông minh, sáng ý của Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Vốn có năng lực về học tập về các môn khối tự nhiên nên Đông được các giáo viên chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi. Cậu học trò xứ Diễn nuôi khát vọng trở thành một người lính...
Thế nhưng giấc mơ ấy không thể trở thành hiện thực khi một biến cố đột ngột xảy ra. Đó là vào năm học lớp 11, trong một lần nghịch ngợm, Đông bị ngã từ trên cây xuống, tay phải bị gãy. Do băng bó không cẩn thận, vết thương nhiễm trùng dẫn tới hoại tử, buộc phải tháo khớp đến khuỷu.
Mất đi một cánh tay, Đông không thể thi vào trường Quân sự như mơ ước nữa. Vụ tai nạn cũng khiến cậu bị chậm một năm so với các bạn cùng lứa. Quãng thời gian đó đủ để cậu học trò đầy nghị lực luyện viết thành thạo bằng tay trái để quay lại trường vào năm học tiếp theo cùng với các em khóa sau.
Mặc dù viết bằng tay trái nhưng phong độ học tập của Nguyễn Văn Đông không hề giảm sút. Cậu vẫn được các thầy cô bộ môn tự nhiên gửi gắm. Không phụ lòng thầy cô, năm nào Đông cũng lập "cú đúp" cho môn thi Toán - Lý hoặc Toán - Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Kỳ thi đại học năm đó, Nguyễn Văn Đông đỗ cùng lúc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Vinh, khoa Sư phạm Toán. Cuối cùng, cậu chọn nghề “gõ đầu trẻ” vì thấy thích hợp hơn.
“Tôi nằm trong top sinh viên đạt điểm cao, được cấp học bổng. Khi nhập học, thầy hiệu trưởng gọi tôi lên gặp và yêu cầu viết bảng trước sự chứng kiến của BGH nhà trường và khoa Sư phạm Toán.
Tôi khá bất ngờ nhưng vẫn bình tĩnh viết nhanh và tốt bằng tay trái. Thầy nói làm giáo viên, trước hết phải viết bảng, em viết được, thầy nhận vào học”, thầy Đông kể.
Viết tiếp giấc mơ bằng bàn tay trái
Tốt nghiệp Sư phạm, thầy giáo Đông được phân công công tác ở nhiều trường trước khi về dạy học tại chính ngôi trường ngày xưa mình đã học. Ở môi trường đặc thù, thầy tự nhủ phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. “Người đủ hai tay làm được 3 phần, thì tôi một tay cũng phải cố làm được 2 phần”, thầy Đông tâm sự.
Luôn trau dồi chuyên môn, sớm học nâng chuẩn, thầy Đông cũng là người “tiên phong” trong sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy. “Gần 20 năm trước, lương tôi mới chỉ 800 nghìn đồng/tháng. Tôi phải dành dụm 1 năm trời mới có thể mua được máy tính và tập soạn bài trên máy”, thầy Đông nhớ lại.
Nhiệt tình, trách nhiệm, phương pháp truyền tải dễ hiểu nhưng thầy Đông nổi tiếng nghiêm khắc với học trò. Nhưng rồi quá trình công tác, thầy nhận ra rằng, sự nghiêm khắc dẫu xuất phát từ kỳ vọng đối với các em vô tình khiến các em bị áp lực, thậm chí “sợ” thầy.
Thầy Đông chia sẻ: “Dần dần, tôi biết cách phân loại học sinh, để tiếp cận các em theo cách nhẹ nhàng, phù hợp hơn. Tôi cũng không tự tạo áp lực cho mình bằng kết quả học tập của học sinh mà chính các em là động lực, là nguồn động viên của mình trong công việc.
Nghề đi dạy cho tôi nhiều cảm xúc tươi mới, nhìn vào các em tôi thấy cuộc đời ý nghĩa và nhiều niềm vui hơn”.
25 năm đứng bục giảng, cũng chưa hẳn đã hết mặc cảm về khiếm khuyết cơ thể, thầy chưa tham dự một kỳ thi giáo viên dạy giỏi nào. Bởi vậy, thầy Đông cũng chưa có một danh hiệu cá nhân nào cho mình nhưng thầy tự hào bởi nhiều học trò được thầy bồi dưỡng đạt giải cao trong các kỳ thi Học sinh giỏi tỉnh, đỗ vào các trường ĐH top đầu của cả nước.
Sau những giờ lên lớp với nhiều tâm huyết, thầy quay về tổ ấm của mình bên người vợ cũng là đồng nghiệp và chăm bẵm nông trại để có thêm nguồn trang trải cuộc sống, chăm lo cho các con học hành.
Rời phấn trắng bảng đen, thầy Đông trở thành một người nông dân thực thụ bởi chỉ có lao động thầy mới thấy bản thân mình là một người bình thường và có giá trị riêng.
Vĩnh Khang/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
Mới đây, hệ thống xếp hạng đại học QS (Anh Quốc) đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Trong kỳ xếp hạng lần này, Việt Nam đã có 10 trường đại học thăng hạng.
Phát triển thư viện điện tử trong trường học
Không chỉ mở ra kho học liệu phong phú, thư viện điện tử còn góp phần làm thay đổi cách tiếp cận tri thức, hoàn thiện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Với nhiều tiện ích đem lại, nhiều trường học trên địa bàn huyện Yên Định đang nỗ lực xây dựng thư viện điện tử, góp phần hỗ trợ tích cực việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
Bùng nổ Đại nhạc hội "Into the Colorverse" tại Đại học Phenikaa
Mới đây, tại thành phố Hà Nội, trường Đại học Phenikaa đã tổ chức đêm nhạc hội chào tân sinh viên K18 với tên gọi "Into the Colorverse". Sân khấu hoành tráng, dàn khách mời nổi tiếng cùng sự tham gia của 15.000 sinh viên đã tạo nên một đêm nhạc ấn tượng, đầy cảm xúc.
Hơn 340 giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Sáng ngày 9/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đã khai mạc Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2024 -2025. Theo kế hoạch, Hội thi diễn ra từ ngày 9/12 đến ngày 31/12/2024.
Chủ động trước những đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp năm 2025
Chủ động xây dựng phương án dạy học, ôn luyện theo hướng bám sát đề thi minh họa; phân loại đối tượng học sinh để tổ chức ôn thi đạt hiệu quả; tổ chức thi khảo sát cho học sinh khối 12... là cách làm của nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhằm điều chỉnh phương án dạy học, ôn tập phù hợp với những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Thanh Hoá hoàn thành mục tiêu trường chuẩn quốc gia năm 2024
Đến thời điểm này, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 86,67%, hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương. Bộ chỉ số được áp dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.