Nghị quyết đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa - Động lực thúc đẩy phát triển đô thị trung tâm
Ngày 25/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05 về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở đó, ngày 13/7/2022, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 303 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sau 2 năm đi vào thực tiễn, một số cơ chế đã được phát huy, góp phần tạo động lực mới để xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ quan điểm: phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển thành phố Thanh Hóa nhanh và bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, mức thụ hưởng văn hóa, tinh thần của Nhân dân; Tập trung giải quyết những vấn đề lớn, chiến lược, có tính đột phá, đồng thời quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, bảo đảm cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững.
Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; có kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 2045: Thành phố Thanh Hóa là thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước…

Để cụ thể hoá Nghị quyết quả Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 303 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa. Theo đó, thành phố Thanh Hóa được bố trí 140 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ chi về kiến thiết thị chính. Từ nguồn kinh phí này, thành phố Thanh Hoá đã đầu tư trồng cây bóng mát trên địa bàn thành phố, quản lý cây xanh đô thị, quản lý vận hành chiếu sáng công cộng, duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, vận hành trạm xử lý nước thải, tăng cường công tác bảo vệ môi trường… góp phần từng bước thay đổi diện mạo đô thị thành phố Thanh Hóa theo hướng văn minh, hiện đại. Bà Nguyễn Thị Loan, trưởng Khu phố 3, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá bày tỏ: "Là một người dân của thành phố, chúng tôi rất vinh dự và tự hào, rất vui mừng vì đợt này được triển khai làm đường, lát được nhiều khu vỉa hè và trồng nhiều cây xanh và vệ sinh môi trường thực sự được quan tâm rất nhiều".
Cơ chế này cũng tạo nguồn lực quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đô thị và cấp thoát nước, xử lý ngập úng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Ngoài ra, nguồn lực được bổ sung giúp thành phố Thanh Hóa mở rộng phạm vi thực hiện các nhiệm vụ về kiến thiết thị chính trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân thuộc phạm vi được phục vụ. Chị Tống Thị Thọ, trưởng phòng Pháp chế, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hoá cho biết: "Đối với công ty, ngoài nhiệm vụ chuyên môn thì nguồn kinh phí được dành thêm để tăng cường cắt tỉa chăm sóc cây xanh, vườn hoa, công viên, cây cảnh để bộ mặt thành phố ngày càng nâng lên".

Cũng theo Nghị quyết số 303, ngân sách thành phố Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tiền sử dụng đất thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn. Đến nay, đã có 1 dự án đấu giá quyền sử dụng đất thành công, nhà đầu tư đã nộp đủ trên 450 tỷ đồng vào ngân sách. Các dự án còn lại đã và đang đầu tư hạ tầng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Qua đó, sẽ giúp thành phố Thanh Hóa có thêm nguồn lực đáng kể từ ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, nhất là việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng.
Trong số 10 dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất các dự án khai thác quỹ đất áp dụng chính sách đặc thù trên địa bàn thành phố Thanh Hóa; đến nay có 3 dự án đang lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; 7 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó, có 4 dự án đã thực hiện lễ khởi công và đang triển khai xây dựng gồm: Dự án Cung Văn hóa thiếu nhi và Trung tâm thể dục, thể thao thành phố Thanh Hóa; Dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên Hội An; Dự án Mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ Ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây. Trong đó, Dự án Cung Văn hóa thiếu nhi và Trung tâm thể dục, thể thao thành phố được xây dựng trên địa bàn phường Đông Hải có diện tích sử dụng đất là 4,1 ha, với tổng mức đầu tư gần 248 tỷ đồng, nhằm hoàn thiện thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, tạo cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi giải trí, học tập của các cháu thanh thiếu nhi thành phố Thanh Hóa.

Công trình Cung Văn hóa thiếu nhi gồm các hạng mục chính là hợp khối nhà 7 tầng; khối nhà thi đấu 300 chỗ ngồi; khối nhà phụ trợ 3 tầng; khu vận động thể chất có mái che; cổng chính; nhà bảo vệ; tường rào; thiết bị phục vụ giảng dạy và hành chính; hạ tầng kỹ thuật. Trung tâm thể dục, thể thao gồm các hạng mục chính là 2 sân bóng đá tập luyện; 2 sân bóng rổ; 1 sân tenis; bể bơi trong nhà; cổng; tường rào; nhà bảo vệ; hạ tầng kỹ thuật và bãi đỗ xe.
Dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên Hội An có tổng mức đầu tư hơn 76,2 tỷ đồng với mục tiêu tạo lập các khu vực cây xanh, cảnh quan theo chủ đề, khu vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu Nhân dân. Cùng với đó, phát huy tối đa giá trị văn hóa của Công viên Hội An, tạo điểm nhấn về không gian cảnh quan tại khu vực, kết nối hài hòa với kiến trúc cảnh quan tổng thể của đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Ông Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa
Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng, nhưng sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 303 của HĐND tỉnh, vẫn còn một số cơ chế chính sách đặc thù chưa thể áp dụng. Nguyên nhân một phần là do vướng mắc trong việc chuyển đổi đất để thực hiện các dự án. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án có sử dụng đất chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại, dự án dở dang, chậm tiến độ kéo dài chậm chuyển biến. Đáng chú ý, hiện nay tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các bước để sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Vì vậy, sau khi hoàn thành sáp nhập, nhiều vấn đề mới sẽ được đặt ra đối với thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 05 và Nghị quyết 303.
Ông Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Đối với cơ chế đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa, một số nghị quyết cũng đang báo cáo với UBND tỉnh để bổ sung, hoàn thiện. Thứ 2 là chủ yếu phát triển nội lực là chính, nội lực thành phố về nguồn gốc vốn đất đai, các chính sách thuế cũng như một số cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển thành phố. Thành phố cũng đang tập trung sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn sẽ tiếp tục triển khai và sẽ hoàn thành theo nghị quyết đã đề ra".

Có thể nói Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 303 của HĐND tỉnh là chìa khóa mở ra cơ hội để thành phố Thanh Hóa khơi thông nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững. Tuy nhiên, có thể tranh thủ được bao nhiêu cơ hội từ những Nghị quyết này, phụ thuộc rất lớn vào quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết của cấp ủy, chính quyền thành phố. Những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc cần phải làm phía trước để Nghị quyết đi sâu vào cuộc sống, trở thành động lực quan trọng đưa thành phố Thanh Hóa trở thành 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.