Nghĩa tình thầy trò học sinh miền Nam
Trong hành trang kí ức của hơn 3 vạn học sinh miền Nam trên đất Bắc luôn có phần kí ức đặc biệt thiêng liêng về cô thầy. Những năm tháng dài xa quê nhà, người thân, đối với các học sinh Miền Nam, các thầy giáo cô giáo chính là những người đã thay cha, thay mẹ chở che, nuôi dưỡng, dạy dỗ họ trưởng thành nên người. 70 năm đã trôi qua, dù giờ đây mái tóc cả thầy và trò học sinh Miền Nam đã điểm sương, song nghĩa tình luôn đậm sâu và mãi rưng rưng khi nhắc nhớ đến.
Nhà giáo ưu tú Đàm Ngọc Thơ là một trong những học sinh được nuôi dưỡng, học tập và trưởng thành từ trường học miền Nam. Năm 1969 sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, cô được phân công về dạy học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (Quảng Ninh).
Từng là học sinh miền Nam, hơn ai hết cô Thơ thấu hiểu những thiếu vắng, hẫng hụt tình cảm gia đình của học sinh miền Nam. Không chỉ hết lòng thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ, những người thầy, người cô ngày ấy phải thay cha mẹ để thấu hiểu, bao dung và dìu dắt các em nên người.

Nhà giáo ưu tú Đàm Ngọc Thơ, Giáo viên trường miền Nam số 1 Đông Triều
Nhà giáo ưu tú Đàm Ngọc Thơ, Giáo viên trường miền Nam số 1 Đông Triều chia sẻ: "Ngày xưa tôi hòa đồng với bạn bè, giờ hòa đồng với các em thuyết phục các em trong vấn đề rèn luyện tốt về đạo đức, tư tưởng về học để là gì. Cho nên có nhiều em ngổ ngáo tính phá lại mình nên mình thuyết phục chúng nghe theo".
Thực hiện tinh thần "Tất cả vì học sinh miền Nam thân yêu", đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trường miền Nam được lựa chọn kỹ càng, đào tạo bài bản, có trình độ và khả năng sư phạm. Trong 21 năm, hơn 5.000 giáo viên được lựa chọn để vào giảng dạy tại các trường học sinh miền Nam. Phần lớn các thầy cô cũng phải hi sinh niềm riêng, tạm xa gia đình vào sinh hoạt nội trú, cùng ăn, cùng ở với học trò.

Với phương châm xuyên suốt "trường là gia đình; thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong trường là cha mẹ, anh chị của các em học sinh" các thầy cô giáo đã dốc toàn tâm, toàn lực để chung tay nuôi dưỡng, dìu dắt và dạy dỗ các thế hệ "hạt giống đỏ" của miền Nam trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên, đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hưởng, Cựu giáo viên Trường miền Nam số 8 Vĩnh Phúc
Thầy giáo Nguyễn Văn Hưởng, Cựu giáo viên Trường miền Nam số 8 Vĩnh Phúc cho biết: "Nhận được quyết định về dạy mình mừng lắm, đối với các em rất gần gũi thân thương. Đối với học sinh miền Nam đối với bạn bè, tình cảm chân thành, tự tin, nhân ái và quyết tâm cao. Đã quyết tâm làm là làm đến nơi đến chốn".
Bà Nguyễn Thị Minh Kính, Cựu học sinh miền Nam tại Thành phố Cần Thơ cho biết thêm: "Thầy cô giáo của học sinh miền Nam là tuyệt vời còn hơn cha mẹ của mình, chăm sóc từng li từng tí, từng cách gấp chăn mùng ra làm sao, đánh răng rửa mặt thế nào. Huấn luyện như anh bộ đội, đâu ra đó. Đến bây giờ vẫn còn dưng dưng, thương học sinh miền Nam Tết đến".
Một sáng thanh bình trong khuôn viên của Dinh Độc Lập diễn ra cuộc gặp gỡ chân tình, ấm áp của thầy giáo Nguyễn Việt Bắc và học sinh miền Nam Nguyễn Mười. Cả thầy và trò mái tóc đều đã pha sương nhưng vẫn bồi hồi khi nhớ về những năm tháng trên đất Bắc. Nghĩa tình thầy Bắc trò Nam vẫn nối dài theo năm tháng.

Thầy giáo Nguyễn Việt Bắc, Giáo viên Trường miền Nam số 1 Đông Triều chia sẻ: "Đoạn đời dạy ở Đông Triều là đoạn đời đẹp nhất, tình cảm thầy cô với cô như gia đình, vừa là tình cảm thầy trò vừa là tình cảm anh em chú bác, cô gì. Tất cả những gì các bạn thiểu chúng tôi bù đắp sâu sắc. Ngoài ra bên canh đó nhiều kì niệm sâu sắc, đi rừng chơi bóng rổ cùng nhau".

Ông Nguyễn Mười, Cựu học sinh miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Mười, Cựu học sinh miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Những năm tháng học tập trên đất Bắc có bạn, có thầy cô chúng tôi ai cũng nhờ nhà ai cũng cố gắng không bộc lộ sự yếu đuối. Năm 70 khi tôi nhận tin má tôi mất tôi phải ra sân bóng khóc... tôi kết nối học sinh miền Nam liên hệ thầy cô giáo dạy mình hoặc không dạy mình, luôn đối xử với thầy cô như đối xử với cha mẹ của mình".
Năm tháng trôi qua, trong kí ức của cả thầy cô và các học sinh miền Nam năm nào thì nghĩa tình thầy trò của học sinh miền Nam luôn là kí ức đặc biệt nhất, luôn sống mãi trong tâm trí như một bản hòa ca vĩ đại về sự kiên cường, lòng nhân ái và tình nghĩa thủy chung giữa 2 miền Nam – Bắc trong thời kỳ đất nước chia cắt, là biểu tượng thiêng liêng của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.


Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.