ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngôi nhà chung của các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa

Năm 2016, khi mới thành lập, Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa chỉ có 74 hội viên, đến nay, Hiệp hội đã có 170 hội viên, chiếm hơn 59% tổng số doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu: liên kết, hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành may kết nối, phát triển thị trường, Hiệp hội đã thực sự trở thành ngôi nhà chung của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa.

Hồng Ngọc- Lê Quang

08/12/2022 22:03

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên hội nhập kinh tế Quốc tế là một trong những hoạt động nổi bật của Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa trong 5 năm qua. Với vai trò kết nối của Hiệp hội, nhiều hội viên đã tham gia hàng chục hội chợ thương mại trong nước và quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp được giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường và liên kết, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với đó, Hiệp hội dệt may Thanh Hóa tích cực kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên đầu tư, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, năng suất lao động trong ngành đã tăng lên gấp 1,84 lần so với năm 2016.

Ngôi nhà chung của các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa         - Ảnh 2.

5 năm trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội dệt may Thanh Hóa đều có sự phát triển vượt bậc và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh. Nếu như năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các thành viên trong Hiệp hội mới chỉ đạt 282 triệu USD, thì dự kiến năm 2022 sẽ đạt 1,2 tỷ USD, tăng gấp 4,2 lần; doanh thu từ 31.000 tỷ đồng tăng lên hơn 80.000 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2016. Hiện sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các thị trường lớn, đòi hỏi sự cạnh tranh cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngôi nhà chung của các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa         - Ảnh 3.

Với đặc thù là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hội viên thuộc Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa đã không ngừng tuyển dụng, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện có khoảng gần 48.000 lao động đang làm việc tại các nhà máy với mức lương bình quân 6 triệu 500 nghìn đồng/người/tháng. Trên thực tế, nơi nào có nhà máy dệt may nơi đó người dân không chỉ được học nghề, có việc làm, đảm bảo thu nhập mà còn được làm quen với  tác phong làm việc công nghiệp và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với lợi thế về mặt bằng sản xuất, nhân công dồi dào, cùng các cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh, các doanh nghiệp dệt may, nói chung, doanh nghiệp thuộc Hiệp hội dệt may Thanh Hóa, nói riêng đang có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển ổn định và bền vững. Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa sẽ tiếp tục làm tốt vai trò liên kết, hợp tác, xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu đến năm 2027, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của các hội viên đạt trên 2 tỷ USD, tăng trên 16% so với năm 2022.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

08:02 , 03/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

07:57 , 03/07/2024

Tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt.

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

07:51 , 03/07/2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2024, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

14:48 , 02/07/2024

Những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử. Qua đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

08:38 , 02/07/2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

08:32 , 02/07/2024

Từ ngày 1/7, các loại tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội đều được điều chỉnh tăng lên.

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

08:18 , 02/07/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43 ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý thuế hoạt  động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

09:21 , 01/07/2024

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, ngành thuế Thanh Hóa đang tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh.

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

08:53 , 01/07/2024

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới năm nay vẫn yếu nhưng nguồn cung vẫn sẽ rất dồi dào, nên giá tôm sẽ rất khó tăng mạnh trở lại.

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

08:00 , 01/07/2024

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 6 năm 2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 293 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 15,9 tỷ đồng.