Người Việt làm quen với văn hóa tham quan nhà máy
Ở đất nước Nhật Bản, người dân vốn rất quen thuộc với những tour tham quan bảo tàng hay các nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm từ bia, sữa, bánh kẹo, sôcôla cho đến mì ăn liền. Các nhà máy này không chỉ tổ chức các tour tham quan thông qua đăng ký của các trường học, hiệp hội mà các bạn sinh viên, gia đình và trẻ em hay cả người nước ngoài có thể mua vé để đi tham quan thông qua các máy bán vé đặt tại các cửa hàng tiện lợi.
Mỗi chuyến đi được xem như một buổi ngoại khoá, qua đó người dân có thể tìm hiểu được những loại thực phẩm họ thường sử dụng hằng ngày được sản xuất từ những nguyên liệu gì và phải trải qua các công đoạn sản xuất như thế nào. Theo đó, các nhà máy trở thành điểm đến quen thuộc, không chỉ riêng cư dân trong thành phố mà còn thu hút một lượng khách du lịch đến thăm thành phố này. Một trong những điểm đặc biệt của các tour tham quan là khách có thể nếm thử các sản phẩm vừa được sản xuất hay tự tay làm ra những sản phẩm để đem về.
Văn hoá “mở cửa” đón người tiêu dùng đến tham quan nhà máy bắt đầu phổ biến tại Việt Nam khoảng 5 năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng công ty “mở cửa” đón khách còn khá ít, chủ yếu là thuộc nhóm ngành đồ uống – thực phẩm với các sản phẩm như bia, bột ngọt hay mì ăn liền. Mỗi tour tham quan thường chỉ kéo dài trong 2 giờ, nhưng khách tham quan có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau như tìm hiểu về công ty, quan sát quy mô – mức độ tự động hoá và độ an toàn vệ sinh nhà máy, được thuyết minh về từng công đoạn trong quy trình sản xuất, nếm thử sản phẩm thơm ngon và nhận được giải đáp thắc mắc trực tiếp từ nhà sản xuất.

Điển hình như chương trình tham quan nhà máy công ty Acecook Việt Nam, nhà sản xuất mì ăn liền của Nhật Bản với sản phẩm Hảo Hảo rất quen thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bắt đầu “mở cửa” nhà máy từ năm 2013, sau hơn 3 năm triển khai, Acecook đã được nhiều đoàn khách tham quan đa dạng đối tượng như sinh viên – nhóm thực khách thường xuyên của mì ăn liền, các đoàn nội trợ, những chị em phụ nữ văn phòng, gia đình và các cô chú thuộc nhóm tuổi trung niên.
Bên cạnh nhà máy tại TP.Hồ Chí Minh, các nhà máy khác của Acecook tại Vĩnh Long, Đà Nẵng, Hưng Yên cũng đã lần lượt “mở cửa” để người tiêu dùng khắp các tỉnh thành trên cả nước được trải nghiệm tour tham quan này.

Ông Kajiwara Junichi – Tổng giám đốc công ty Acecook Việt Nam chia sẻ: “Mì ăn liền là món ăn quen thuộc với tất cả mọi người. Vì vậy, tôi cho rằng, việc đón người tiêu dùng đến tham quan nhà máy và tìm hiểu quy trình sản xuất là rất quan trọng. Khi tận mắt thấy được dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng các nguyên liệu an toàn, đáp ứng vấn đề an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế thì người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng mì ăn liền cho cả bản thân và gia đình.
Cũng thông qua chương trình này, công ty có thêm cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, hiểu được những mong muốn của họ để từ đó ngày một phát triển chất lượng sản phẩm tốt hơn. Năm 2019, công ty sẽ hoàn thành dự án tòa nhà văn phòng mới, do vậy, tôi rất kỳ vọng sẽ đón được số lượng khách gấp đôi so với hiện tại".
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái
Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.