Nguyên nhân khiến cơ thể bạn thiếu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin D trong cơ thể bạn.
![]() |
Vitamin D rất cần thiết cho xương chắc khỏe, vì chúng giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ canxi từ chế độ ăn uống. Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến bệnh còi xương - căn bệnh khiến mô xương không được phát triển đúng cách, dẫn đến xương mềm và phát triển dị dạng.
Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại một loạt vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, tăng huyết áp, không dung nạp glucose và đa xơ cứng.
Thiếu vitamin D có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn, nguyên nhân thiếu vitamin D bao gồm.
Không bổ sung vitamin D theo mức khuyến nghị
Theo Webmd, nếu bạn đang tuân theo một chế độ ăn thuần chay thì bạn có thể có nguy cơ thiếu vitamin D rất cao, vì hầu hết nguồn vitamin D đều có nguồn gốc từ động vật, bao gồm cá, dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa tăng cường vitamin D và gan bò.
Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Cơ thể tạo ra vitamin D khi da của bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D sẽ tăng lên nếu cơ thể không được thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt hằng ngày, nơi bạn sinh sống và đặc thù công việc của bạn. Vào mùa đông, tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể phổ biến hơn do có ít ánh sáng mặt trời.
Làn da ngăm đen
Sắc tố melanin làm giảm khả năng tạo vitamin D của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy những người lớn tuổi có làn da sẫm màu thường có nguy cơ thiếu vitamin D ở mức cao.
Suy giảm chức năng thận
Khi cơ thể của bạn già đi, thận sẽ ít có khả năng chuyển đổi vitamin D trong cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D.
Rối loạn tiêu hóa
Một số vấn đề về sức khỏe bao gồm rối loạn tiêu hóa, xơ nang và bệnh celiac (bệnh không dung nạp Gluten), có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của ruột từ những loại thực phẩm được đưa vào cơ thể.
* Cách điều trị thiếu hụt vitamin D
Vitamin D được cơ thể sản xuất từ việc phản ứng khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc từ các loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm vitamin D vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày.
Mặc dù không có mức quy định về lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, vì chúng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nồng độ dưới vitamin D 20 nanogram/millitre là mức thiếu hụt vitamin D và cần phải bổ sung ngay.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.