Nhiều cảng cá xuống cấp ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần nghề cá
Thanh Hóa là một trong những địa phương có số lượng tàu cá làm nghề khai thác thủy hải sản lớn. Tuy nhiên, do được đầu tư đã lâu, không được nâng cấp nên hiện nay việc khai thác, phát huy hiệu quả các cảng cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần nghề cá.
Tình trạng cảng cá xuống cấp đang diễn ra tại nhiều cảng cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Cảng cá Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn, cảng cá Lạch Trường, thị xã Nghi Sơn, Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa. Nhiều cảng cá có hạ tầng thiếu đồng bộ, đã được đầu tư nhiều năm đang bị xuống cấp, hư hỏng, không phát huy hết công năng sử dụng. Đồng thời, tình trạng quá tải cũng đã và đang gây áp lực lớn cho công tác quản lý, vận hành, khai thác các cảng cá.
Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Vấn đề hậu cần nghề cá gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, về các thiết bị khác trong chuyến khai thác ra khơi của các chủ phương tiện. Đối với địa phương Ngư Lộc, trong thời gian tới chúng tôi đề nghị cấp trên quan tâm đầu tư cảng cá Hòa Lộc, quan tâm đến vùng chiều bãi gang của xã Nghư Lộc để đáp ứng được tàu thuyền ra vào, cũng như khai thác hiệu quả của các chủ phương tiện".
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 8 cảng cá và 4 khu neo đậu tránh trú bão, với gần 6.000 phương tiện tàu cá, trong đó, tàu có chiều dài trên 15m, khai thác xa bờ có gần 1.100 phương tiện. So với năm 2010, số lượng tàu có công suất từ 90CV đến 400CV đã tăng gấp hơn 3 lần; lượng hải sản thông qua cảng đạt 120.000 đến 160.000 tấn/năm.
Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Cảng cá cũng như là các khu neo đậu, các luồng lạch đang bị xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu cho tàu thuyền ra vào, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nghề cá. Đặc biệt là phải chờ thời gian nước lên để ngư dân vào dỡ hàng hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của ngư dân". Ông Lê Công Kích, Phó Giám đốc Cảng cá Thanh Hóa cũng đề nghị: Nhà nước tăng cường công tác đầu tư, thứ nhất là nạo hút luồng lạch, thứ 2 là nâng cấp mở rộng cảng với quy mô hiện đại hơn và để đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá đối với yêu cầu chống khai thác bất hợp pháp.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đầu tư nâng cấp một số cảng cá xuống cấp trên địa bàn. Đây là giải pháp cần thiết nhằm phát huy hiệu quả hệ thống các cảng cá, đáp ứng các yêu cầu Luật Thủy sản và các khuyến nghị của EC, góp phần nâng cao hiệu quả hậu cần nghề cá, thúc đẩy phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách hướng nguồn vốn vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh. Tại Việt Nam, các chính sách tài chính xanh đang được hoàn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm thiểu khí thải các-bon.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão
Do ảnh hưởng của mưa, bão, môi trường bị ô nhiễm dễ phát sinh và phát tán dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để hạn chế dịch lây lan, bùng phát dịch bệnh, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng
Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Tại Công điện số 95 ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Thanh Hóa có 80.000 ha cây trồng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Phấn đấu gieo trồng hơn 46.000 ha cây trồng vụ đông
Tiếp tục xác định vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, ngành nông nghiệp Thanh Hoá đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực trong vụ Đông 2024 - 2025, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thành công ấn tượng của ngành mía đường sau vụ ép 2023 - 2024
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ ép mía 2023 - 2024, ngành mía đường Việt Nam đã hoàn thành với sản lượng đạt trên 11,2 triệu tấn mía, sản xuất được gần 1,2 triệu tấn đường các loại. Trong vòng 4 vụ liên tiếp, sản lượng mía ép đạt mức tăng 166% và sản lượng đường đạt mức tăng 161%.
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực ASEAN
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới WB, tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục đạt ở mức cao trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Đây cũng là nền kinh tế có bước phát triển nhanh trong khu vực các nước ASEAN.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ về tỷ lệ và con số tuyệt đối. Các cơ quan, địa phương đang đốc thúc giải ngân, phát huy tối đa hiệu quả từng đồng vốn đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.