Nhiều dự án căn hộ hiện hữu tại TP.HCM bán chênh trăm triệu
Thị trường xác lập một mặt bằng giá mới khiến nhiều dự án căn hộ thứ cấp hiện hữu tại TP.HCM có mức bán chênh từ 20-30% chỉ sau 1 năm triển khai.
Giá thứ cấp tăng cả trăm triệu
Mua một căn hộ trung cấp trên địa bàn phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú vào đầu năm 2018, chị Nguyệt Phạm cho biết nhiều môi giới hiện đang giới thiệu chị bán ra với mức chênh lên đến 500 triệu đồng cho căn hộ 70m2. Được biết thời điểm 2018, chị Nguyệt mua lại căn hộ này với giá 28 triệu/m2, nhưng giá bán tại dự án này hiện đã lên đến 35-37 triệu/m2, nếu sang nhượng lại, mức lời ít nhất từ 450-600 triệu. Đây là mức tăng chung của nhà đất toàn khu vực này chứ không riêng dự án chị Nguyệt mua.
Cũng trên địa bàn phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, một dự án căn hộ đang triển khai gần mặt tiền đường Lũy Bán Bích có giá bán thứ cấp vào khoảng 32 triệu/m2, trong khi trước đó 1 năm giá bán là 25 triệu/m2. Dù khối lượng tiến độ dự án mới chỉ được một nửa nhưng các căn hộ tại đây đã có giá rao bán chênh gần 350 triệu/căn. “Mua lại căn hộ ở thời điểm này rồi bán ra khi dự án hoàn thiện chị vẫn có lời. Giá đất quanh khu vực dự án đã lên mức 38-40 triệu/m2, nên giá căn hộ này chắc chắn sẽ còn tăng nữa”, môi giới bán hàng dự án tư vấn.
Một dự án gần đường Trường Sa, quận Bình Thạnh triển khai từ đầu năm 2018 hiện vẫn chưa hoàn thiện nhưng giá rao bán chênh từ 400-500 triệu/căn so với đợt đầu. Thậm chí nhiều căn nhà đầu tư chấp nhận chênh cao vẫn không mua được vì khách hàng không muốn bán ra. Bình Thạnh hiện là một trong những quận trung tâm có ít dự án mới triển khai, giá nhà riêng tại đây liên tục tăng mạnh khiến mặt bằng giá chung cư tăng ít nhất từ 30-40% trong vòng 2 năm nay.
Khan hiếm nguồn cung mới khiến nhiều dự án hiện hữu tăng giá mạnh. Ảnh: Phương Uyên
Tương tự, căn hộ diện tích 60m2 thuộc dự án cao cấp tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 triển khai từ năm 2017 hiện có giá bán chênh khoảng 550 triệu đồng. Đối diện dự án này là một dự án vừa hoàn tất xây dựng cũng có giá bán lại chênh gần 300 triệu/căn.
Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, ở phân khúc thị trường căn hộ tầm trung, các dự án có tiến độ xây dựng tốt, pháp lý đầy đủ đều có mức tăng giá từ 15-30%, thậm chí 50%. Cụ thể, một chung cư trung cấp ở khu vực Long Trường, Long Phước (quận 9) nhiều căn hộ diện tích khoảng 55-65m2 hiện chào giá từ 1,8-2,3 tỷ đồng/căn, tăng 300- 350 triệu/căn so với đầu năm 2019. Dự án Q7 Saigon Riverside Complex do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư mở bán từ tháng 3/2018 với giá 1,6-1,8 tỷ đồng/căn, đến nay, giá chuyển nhượng từ 1,8-2,2 tỷ đồng.
Một dự án khác trên đường Nguyễn Thị Thập nhận gửi bán lại với giá 38-40 triệu/m2 dù thời điểm mở bán năm 2018 chỉ có giá khoảng 30-37 triệu /m2. Dự án Phú Đông Premier của Phú Đông Group mở bán vào tháng 5/2018 với giá từ 1,6-1,8 tỷ đồng/căn cho diện tích từ 63-72m2, nay cũng tăng lên 1,9-2,3 tỷ đồng. Cách đó không xa, dự án Opal Garden đang bán giá 2,6-3,5 tỷ đồng/căn cho các diện tích từ 71-86m2, tăng khoảng 5 triệu/m2 so với lúc mở bán.
Giá tăng do khan hiếm dự án mới
Năm 2020 dự kiến giá nhà sẽ còn tăng mạnh sau khi chính phủ điều
chỉnh khung giá đất mới. Ảnh: Phương Uyên
Xu hướng tăng giá thứ cấp của thị trường căn hộ đến từ việc khan hiếm nguồn hàng sơ cấp. Thực tế, trong 2 quý vừa qua, TP.HCM gần như không có dự án nào triển khai, loạt dự án cũ chào bán đều có giá chênh khá cao, vượt mốc 5-10% trước đó. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá đất chung của toàn thị trường cũng khiến giá BĐS nhiều khu vực tăng theo, trong đó có các dự án hiện hữu. Tình trạng này giúp nhiều nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận tốt, ngược lại những khách hàng mua để ở gặp nhiều khó khăn, nhất là khi ngân hàng đang siết chặt tín dụng với loại hình BĐS có giá trị cao.
Số liệu NCTT từ Batdongsan.com.vn cho thấy, mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt gần 47 triệu/m2, tăng 24% theo năm. Dòng sản phẩm cao cấp có giá chào bán thấp nhất từ 49 triệu/m2 và cao nhất khoảng 130 triệu/m2, tăng 45% so với giá bán cùng kỳ năm 2018. Hiện tượng tăng giá này chủ yếu do sự khan hiếm nguồn cung mới. Giá bán sơ cấp tính trên mỗi dự án tăng trung bình 20,6% theo năm, chủ yếu dẫn dắt bởi phân khúc giá cao.
Thực tế, với một thành phố lớn, dân số đông, tốc độ gia tăng dân số cao, nhu cầu ở lớn như TP.HCM thì việc giá nhà không ngừng tăng trưởng là điều tất yếu. Nhu cầu nhà ở tại đây luôn vượt nhiều lần nguồn cung hiện hữu. Tuy nhiên việc giá nhà đất tăng trưởng quá nóng, thậm chí vượt lên trên cả giá trị thật khiến cho cơ hội sở hữu nhà ở của nhiều người trở nên cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, sự chênh lệch cán cân cung - cầu càng khiến người mua khó tiếp cận sản phẩm nhà ở. Ngay cả việc đầu tư BĐS vào thị trường này cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ, thậm chí là ngoài tầm với của những nhà đầu tư có nguồn vốn tầm trung.
Phương Uyên/Batdongsan
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thận trọng trước các cơn sốt đất ảo
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt đất ảo.

Rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng vừa ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công tập trung tối đa nguồn lực để thi công xây dựng, sớm hoàn thành trong năm 2025. Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, phải đôn đốc các chủ đầu tư dự án tập trung nguồn lực để thực hiện, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ những trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ từ nền kinh tế vĩ mô.

Hơn 3.000 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại thị trường
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản năm 2024 có dấu hiệu cải thiện so với 2023. Cụ thể, đã có hơn 3.200 doanh nghiệp bất động sản hoạt động trở lại, tăng 42% so với năm 2023.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất
Tại Công văn số 1571 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả về đất đai, giá đất, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, tiếp tục chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Mở bán Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park
Thị xã Nghi Sơn không chỉ được biết đến là địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa về số lượng các dự án trọng điểm quốc gia mà còn là nơi thu hút được các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản lựa chọn đầu tư, phát triển các dự án nhà ở. Một trong những dự án đang thu hút sự quan tâm của thị trường đó là Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường thu ngân sách liên quan đến đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách liên quan đất đai
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Sớm nghiên cứu có quy định mức thuế cao hơn đối với người nhiều nhà, đất, bỏ đất hoang
Quốc hội giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang...

Bất động sản công nghiệp tăng trưởng
Thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá đang ở thời kỳ sôi động và có triển vọng hơn bao giờ hết, khi đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.