Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm và giá tăng cao
Trong thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các dự án tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình dự án do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải mua với giá cao.
Dự án kè chống sạt lở sông Mã tại thôn Giang Đông và Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc có chiều dài trên 1,6 km, với tổng mức đầu tư trên 80 tỷ đồng. Công trình được triển khai từ đầu năm 2025. Đơn vị thi công cho biết: đây là thời gian vàng để triển khai dự án. Thế nhưng, từ đầu tháng 4 đến nay, nguồn đá phục vụ thi công dự án không thể mua được hoặc mua được với số lượng rất ít. Do vậy, nhà thầu phải thi công cầm chừng.

Hiện, mùa mưa lũ đang đến gần, trong khi đó, 40% khối lượng đá để thi công phần chân kè vẫn chưa có. Ông Lê Lệnh Phong, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: hiện nay thời gian vàng không còn nhiều, các vật liệu đã tăng giá và cũng rất khan hiếm hàng cho nên tiến độ thi công sẽ chậm đi rất nhiều.

Việc thi công tuyến đường 516B, xã Yên Thịnh nối với tuyến đường 516D xã Yên Hùng và xã Yên Trường huyện Yên Định có chiều dài 1,8 km cũng đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung vật liệu xây dựng. Mặc dù đã thi công đạt 80% khối lượng nhưng cách đây 10 ngày, nhà thầu vất vả lắm mới mua được đá dăm để hoàn thiện mặt đường. Giá vật liệu tăng cao đang làm ảnh hưởng rất lớn tiến độ dự án. Ông Hà Hoàng Anh, Chỉ huy công trường, Công ty Cổ phần IDI, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian qua vật liệu rất khan hiếm và tăng cao rất nhiều so với thời điểm mà cách đây khoảng hai tuần. Chúng tôi đã cố gắng liên hệ với rất nhiều mỏ để cung cấp vật liệu cho công trình hợp đồng, nhưng bây giờ các vật liệu đã lên khoảng 90.000 một khối cho các vật liệu về đá và khoảng gần gấp đôi với các vật liệu về cát".

Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết: Thời gian gần đây, nguồn cung vật liệu để thực hiện các dự án khan hiếm nên giá rất cao. Có thời điểm, vật liệu đất san lấp, đá và cát xây dựng không thể mua được. Nguyên nhân khiến vật liệu khan hiếm và tăng cao là do nhiều mỏ vật liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra hoặc tạm dừng hoạt động; một số chủ mỏ hoạt động khai thác cầm chừng, khiến nguồn cung giảm mạnh.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Cán bộ Kỹ thuật, Công ty Xây dựng thủy lợi Trường Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian vừa qua thời tiết rất thuận lợi nhưng không có vật liệu để thi công mất khoảng nửa tháng và giá vật liệu vẫn đẩy lên một gấp rưỡi so với cái giá ban đầu đề ra, chính vì thế việc thi công sẽ bị chậm lại so với tiến độ đề ra". Ông Trịnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết thêm: Thời điểm hiện nay trữ lượng vật liệu khan hiếm nên khi triển khai các dự án, công trình thì đôi khi tiến độ sẽ không đáp ứng được cam kết, do thiếu nguồn trữ lượng đất đắp, thiếu vật liệu đá, cát.

Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn dự án được triển khai thực hiện tại các địa phương, với tổng nguồn vốn đầu tư công hơn 14.200 tỷ đồng. Nếu giá vật liệu xây dựng không được điều chỉnh, nguồn cung vật liệu không được giải quyết kịp thời thì tiến độ của các dự án sẽ khó hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.