Đường dây nóng: 0237 3721150

Như suối hát tình ca

Qua hàng ngàn năm, không ai còn nhớ chiếc khèn bè ra đời từ lúc nào, chỉ biết rằng nó rất gần gũi, thân thương với biết bao thế hệ người dân bản Thái: “Tiếng khèn làm đẹp bản mường/ Như nắng dệt gấm quê hương/ Như núi lam xanh, sương đêm vừa gội/ Như suối hát tình ca/ Như tiếng người yêu gọi".

Bá Phượng – Xuân Sơn – Mạnh Tuấn

14/06/2024 17:40

Người Thái thường kể cho con cháu mình về sự tích ra đời của chiếc khèn bè: Ngày xửa, ngày xưa, ở bản Chiềng trù phú dưới chân dãy Pù Luông, với những ngôi nhà sàn bình yên soi bóng trên dòng sông Mã. Bên những khe suối, mó nước quanh bản, những cô gái Thái khoác trên mình bộ váy áo màu sắc tươi tắn chiều chiều ra bến múc nước; những chàng trai chờ đợi cất lên lời khặp, tiếng khèn, sáo tỏ tình.

Như suối hát tình ca- Ảnh 1.

Trong bản, có một chàng trai vừa đẹp người, đẹp nết vừa đa tài thường ra khe suối thổi sáo ôi, pí pặp làm cho bao nhiêu cô gái say đắm, ước ao được làm vợ chàng. Thế rồi, một cô gái trong bản đã phải lòng chàng và hai người nên duyên vợ chồng. Cuộc sống đang rất đỗi hạnh phúc bỗng trở thành bi kịch khi chàng mắc bệnh hủi. Bị dân làng và gia đình xa lánh, chàng rời xa mọi người và sống trên một chiếc bè luồng theo dòng sông Mã. Một ngày nọ, chàng kiệt sức và ngất đi. Khi tỉnh dậy, chàng thấy xung quanh bè có rất nhiều "cây páo" (một cây thuộc họ tre luồng), chàng trai chợt nảy ra sáng kiến tạo nên một nhạc cụ mới gọi là khèn bè, theo tiếng Thái là pí pe.

Như suối hát tình ca- Ảnh 2.

Ông Cao Bằng Nghĩa, hội viên Hội Dân tộc học và Nhân học Thanh Hóa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân cũng thường kể về sự tích chiếc khèn bè cho con cháu nghe. Những thanh âm kỳ diệu phát ra từ chiếc khèn bè lúc trầm, lúc bổng, nhịp nhàng… làm cho người nghe bồi hồi và thổn thức.

Như suối hát tình ca- Ảnh 3.

Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi rất thích lắng nghe tiếng khèn, tiếng sáo. Đặc biệt, mỗi ngày thức dậy hay giữa đêm khuya mà được nghe tiếng khèn bè thì tâm hồn tôi cảm thấy rất thư thái. Khèn bè thường đệm cho khặp. Nếu khặp mà không có khèn bè, không có sáo, cũng giống như người Kinh hát mà không có nhạc thì rất khô khan".

Theo ông Nghĩa, việc xác định chủ nhân thực sự của chiếc khèn bè còn khá nhiều ý kiến trái chiều, bởi một số dân tộc khác cũng sử dụng nó. Tuy nhiên, căn cứ vào tên gọi, cách chế tác và sử dụng khèn bè một cách chuyên nghiệp thì người Thái luôn tự hào là có sự am hiểu bậc nhất về loại nhạc cụ này. Trong hệ thống nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái, khèn bè được xem là "bậc thầy", là quan trọng nhất, thang bậc âm thanh có yếu tố "nhạc lý" cao nhất…

Để chế tác nên một chiếc khèn bè cũng lắm công phu. Khèn gồm hai phần chính: các ống sáo và bầu. Phần sáo gồm các ống nứa tép dài ngắn khác nhau, ghép lại theo số chẵn, ít nhất là 6 ống và nhiều nhất là 10 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ nhẹ, dẻo và khó nứt vỡ, được khoan một lỗ thổi. Các ống sáo xuyên qua bầu và được ráp lại thật khít bằng sáp ong.

Như suối hát tình ca- Ảnh 4.

Khèn bè là nhạc cụ đa thanh. Khi thổi, các ống sáo ngắn sẽ tạo ra âm cao, ống dài tạo ra âm trầm. Mỗi ống phát ra những âm thanh khác nhau. Âm vực rộng khoảng 1,5 quãng, có đủ 7 nốt nhạc.

Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các thế hệ cha tôi, ông nội tôi đều là những người rất thành thạo trong sử dụng khèn bè, sáo trúc, khèn Mông… Các cụ thường sử dụng trong các bài mo, bài khặp và trong các sự kiện văn hóa văn nghệ, lễ tết của dân bản. Ngày xưa ông nội tôi đã ý thức được việc nếu không truyền dạy sẽ mất đi bản sắc văn hóa truyền thống, nên ông kiên trì truyền đạt cho bố tôi. Thế rồi bố tôi cũng biết thổi sáo, thổi khèn, biết khặp, biết mo để phục vụ cho gia đình và bản làng. Từ nhỏ, tôi cũng đã được đắm mình trong những lời ca dao, dân ca, trong tiếng sáo, tiếng khèn của cha. Nghe từ cha, học theo cha, tôi cũng dần dần thành thạo".

Nặng lòng với văn hóa truyền thống dân tộc nói chung, khèn bè nói riêng, hàng chục năm qua, ông Cao Bằng Nghĩa luôn đau đáu tìm cách khôi phục và truyền dạy thổi khèn trong Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sau nhiều nỗ lực vận động, kết nối, năm 2019, ông Nghĩa cũng đã thành lập Câu lạc bộ khèn bè mường Ca Da với hơn 50 thành viên ở nhiều lứa tuổi đến từ nhiều bản làng của huyện Quan Hóa.

Như suối hát tình ca- Ảnh 5.

Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Văn hóa truyền thống của dân tộc Thái rất đa dạng và phong phú. Học và thổi khèn bè cũng là một trong những bản sắc của người Thái. Hiện nay, rất tiếc là con ít người biết đến nó. Chính vì lẽ đó, tôi đã thành lập Câu lạc bộ khèn bè mường Ca Da để truyền dạy cho các cháu. Trước hết là học thổi sáo, học thêm sáo Mèo, khèn Mông, rồi mới nâng cấp lên học khèn bè".

Ông Hà Văn Thìn, Bí thư chi bộ, trưởng khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ông Cao Bằng Nghĩa được cấp trên tin tưởng, bà con dân bản tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ của khu phố. Thời gian qua, với vai trò của mình, ông Nghĩa cũng đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Ông Nghĩa đã tích cực tuyên truyền cho bà con dân bản, khu phố khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cha ông, như việc thành lập câu lạc bộ khèn sáo, dạy học chữ Thái".

Những năm qua, Câu lạc bộ khèn bè của ông Nghĩa đã có mặt ở nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ của huyện Quan Hóa và đi biểu diễn trong các dịp liên hoan nghệ thuật không chuyên trong cả tỉnh, cả nước. Những làn điệu khặp truyền thống của người Thái mường Ca Da như: "Xuôi dòng sông Mã", "Giã gạo đêm trăng", "Đi chơi hạn khuống", "Ru người yêu ngủ", "Người già kể chuyện"… thổn thức lòng người bởi ca từ đẹp hòa cùng tiếng khèn bè du dương.

Như suối hát tình ca- Ảnh 6.

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, khèn bè là một "tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo", là sự kết tinh những giá trị vật chất từ thiên nhiên với sự sáng tạo của con người; là sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa nghệ nhân chế tác và nghệ sĩ biểu diễn trong một tình yêu chung đối với âm nhạc. Tiếng khèn bè là phương tiện trao gửi cảm xúc, giai điệu của hò hẹn, là thông điệp chứng tỏ tài năng nghệ thuật của các chàng trai. Chiếc khèn bè còn là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng trong quá trình đồng cam cộng khổ chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, là cầu nối giữa người với người, là nguồn lực tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn, bản sắc văn hóa. Chiếc khèn bè tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đã song hành cùng những điệu xòe, điệu khặp, mang đến niềm vui ấm áp chan hòa, thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Anh Vi Đức Thái yêu thích và say mê khèn bè từ khi còn rất nhỏ. Khi cái tay biết nâng khèn, cái miệng biết lấy hơi, Thái đã bập bẹ học thổi khèn bè từ các bậc tiền bối, trong đó có ông Cao Bằng Nghĩa. Giờ đây, Thái là một trong những nghệ nhân thổi khèn bè điêu luyện bậc nhất ở huyện Quan Hóa.

Như suối hát tình ca- Ảnh 7.

Anh Vi Đức Thái, Bản Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ông Nghĩa dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn còn nhiều tâm huyết với công việc bảo tồn văn hóa. Tôi thấy, ông ấy là một người rất đa tài, ông có hiểu biết về các nhạc cụ của các dân tộc khác nhau, trong đó có khèn bè - nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thái. Ông đã từng chế tác khèn bè rất đẹp và thổi nó cũng rất hay. Ông ấy cũng đã và đang truyền dạy khèn bè cho con cháu. Tôi cũng là một trong những người trẻ có may mắn được học rất nhiều từ ông. Những ngày lễ, ngày tết có thêm tiếng khèn bè sẽ mang lại niềm vui cho dân bản. Đây cũng là cách mà chúng tôi mong muốn được bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình".

Cao Quốc An là sinh viên Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Em là thế hệ tiếp theo trong gia đình ông Cao Bằng Nghĩa tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông. Những điệu khặp "yêu đú nẳm ne", tiếng khèn bè, sáo ôi, tiếng cồng chiêng… là những nền tảng âm nhạc quan trọng để Quốc An phấn đấu cho uớc mơ của mình.

Như suối hát tình ca- Ảnh 8.

Sinh viên Cao Quốc An, Khoa Âm nhạc, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa chia sẻ: "Ông nội em và bố em truyền cảm hứng âm nhạc cho em từ lúc còn nhỏ. Em thấy bản thân mình cũng có năng khiếu về âm nhạc, cho nên em thi vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc để thỏa niềm đam mê của em. Em cảm thấy rất tự hào về ông nội và bố của em, về bản sắc văn hóa và âm nhạc truyền thống của dân tộc em".

Đời sống âm nhạc ngày càng phong phú với sự xuất hiện của nhiều nhạc cụ hiện đại, mang đến nhiều sắc thái âm thanh đa dạng, nhưng những chàng trai bản Thái vẫn giữ bên mình chiếc khèn bè. Họ xem khèn bè như một tài sản rất quý, là phần "hồn" của dân tộc mình. Chiếc khèn bè được gìn giữ cẩn thận, và sẽ cất lên âm thanh mỗi khi con người có tâm sự cần giãi bày, chia sẻ, hay bản làng có cuộc vui. Tiếng khèn bè mãi là "dòng suối mát lành" ngân vang "khúc hát tình ca" giữa núi rừng xứ Thanh.

Nguồn: Chuyên mục Sắc màu các dân tộc xứ Thanh/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Gần 60 triệu lượt khách qua cảng hàng không trong nửa đầu năm 2025

Gần 60 triệu lượt khách qua cảng hàng không trong nửa đầu năm 2025

16:48 , 27/06/2025

6 tháng đầu năm 2025, sản lượng hành khách qua các cảng hàng không trên cả nước đạt gần 60 triệu lượt, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025

06:40 , 27/06/2025

Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024

23:04 , 26/06/2025

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 – 2024".

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

18:51 , 26/06/2025

Bản tin Du lịch 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Diễn đàn Quốc gia 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”. - Gần 60 triệu lượt hành khách qua các sân bay Việt Nam trong 6 tháng đầu năm - Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá

19:52 , 24/06/2025

Chính thức khởi công vào trung tuần tháng 5 năm 2024, sau hơn 1 năm, Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP.Thanh Hoá đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm

19:45 , 24/06/2025

Chiều 24/6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị đánh giá công tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025

19:20 , 24/06/2025

Sáng ngày 23/6, tại thị trấn Hậu Lộc, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác văn học trẻ năm 2025.

Khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển

Khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển

09:00 , 24/06/2025

Ngày 23/6, tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

08:27 , 23/06/2025

Mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là thúc đẩy phát triển các ngành nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trải nghiệm đã và đang là hướng đi bền vững mà một số chủ thể lựa chọn.

Thanh Hoá sôi động các sự kiện hè 2025

Thanh Hoá sôi động các sự kiện hè 2025

08:38 , 22/06/2025

Mùa du lịch hè 2025, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sức hút mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và trải nghiệm du lịch đặc sắc diễn ra tại nhiều địa phương. Sự phong phú về sản phẩm cùng cách tổ chức linh hoạt của nhiều tổ hợp nghỉ dưỡng và khu du lịch quy mô lớn đã và đang đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn, sôi động hàng đầu mùa hè này.