Những cách tốt nhất để sửa cằm đôi
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của góc chụp tốt để che giấu chiếc cằm đôi khi sống ảo. Thật không may, trong đời thực, việc này gặp khó khăn hơn đôi chút.
Điểm mấu chốt là, có thể phải đến gặp bác sĩ để giúp bạn xác định xem cấu trúc xương, cơ, mỡ, độ đàn hồi của da - hay một kết hợp của một vài trong số những yếu tố này - là thủ phạm.

Nhấn để phóng to ảnh
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây cằm đôi và các lựa chọn điều trị có thể:
Đường viền hàm dưới không rõ nét
Có lẽ bạn sẽ phải bắt đầu bằng cách nghĩ về lớp nâng đỡ sâu nhất ở vùng cổ hoặc cằm – đó là xương. Nếu không có xương cằm đủ khỏe, thì sẽ không có sự nâng đỡ khiến cho cằm đôi trở nên nổi bật.
Cách điều trị:
• Chất làm đầy (filler). Đối với trường hợp nhẹ, tiêm chất làm đầy vào da hoặc thậm chí mỡ có thể giúp đường viền cằm thêm rõ nét.
• Phẫu thuật. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật độn cằm, trong đó miếng độn cằm đưa vào hoặc xương hàm có thể được di chuyển hoặc cắt gọt lại.
Cơ cổ căng
Cơ da cổ bắt đầu từ xương đòn và chạy lên cổ đến hàm dưới. Nếu hay nghiến răng, bạn có thể thấy căng thẳng gây ra dải trong cơ này.
Cách điều trị:
• Kéo giãn: Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể muốn thử kéo giãn kéo dài cổ - như ngửa đầu ra sau và ấn lưỡi vào vòm miệng.
• Botox. Trong một thủ thuật gọi là Nefertiti Lift, tiêm độc tố botulism giúp thư giãn cơ da cổ và làm cho đường viền hàm rõ nét hơn.
• Phẫu thuật. Nếu cần thiết, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể sắp xếp lại hoặc cắt bỏ các phần của cơ da cổ để cổ của bạn được “căng” đầy đủ.
Mỡ thừa
Đây là thủ phạm thường bị đổ lỗi cho gây cằm đôi. Tin tốt là có rất nhiều cách để giúp loại bỏ nó và làm cho đường viền khuôn mặt sắc nét hơn.
• Vi sóng hoặc laser siêu âm: Có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng các phương pháp điều trị dựa trên năng lượng xâm lấn tối thiểu này hoạt động bằng cách làm nóng các lớp đích để thắt chặt mô mềm. Nhiệt độ giết chết các tế bào mỡ để cơ thể loại bỏ trong vài tháng tiếp đó.
• CoolSculpting: Quá trình này sử dụng nhiệt độ lạnh để đông đá và giết chết các tế bào mỡ để cơ thể bạn loại bỏ.
• Kybella: Sử dụng dưới dạng tiêm, thuốc giúp phá vỡ và hòa tan các tế bào mỡ.
• Hút mỡ: Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ các tế bào mỡ từ các vị trí cụ thể để sửa lại hình dáng cổ và cằm.
• Giảm cân: Nói chung, khi giảm cân, bạn sẽ giảm mỡ trên toàn bộ cơ thể, vì vậy sẽ giúp ích nếu mỡ là vấn đề chính chứ không phải là cấu trúc xương, cơ hay vấn đề nào khác.
Da mất độ đàn hồi
Da mất khả năng phục hồi sau khi bị kéo căng có thể bắt đầu chảy xệ dưới hàm và tạo thành cằm đôi. Điều này xảy ra cùng với tuổi già, di truyền và tiếp xúc với các yếu tố. Dù nguyên nhân là gì, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc da tốt và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng những phương pháp điều trị dưới đây cũng có thể giúp ích.
• Vi sóng hoặc laser siêu âm: Các phương pháp này sử dụng nhiệt để làm săn chắc da. Đôi khi, nếu bạn giảm mỡ thông qua hút mỡ, vi sóng hoặc laser siêu âm có thể giúp giữ cho da được săn chắc sau đó.
• Cấy chỉ: Các sợi chỉ được cấy dưới da theo một mẫu cụ thể để giúp nâng đỡ mô mềm - giống như một chiếc võng vô hình.
• Thuốc bôi tại chỗ: Một chế độ bao gồm kem chống nắng hàng ngày, vitamin C và kem retinol sẽ không mang đến điều kì diệu, nhưng nó sẽ giúp giữ cho làn da được mịn màng và săn chắc.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.