Những lợi ích của quả lê đối với sức khỏe
Lê là một loại trái cây thơm ngon được ưa chuộng đối với nhiều người. Hơn thế, quả lê còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Giàu dinh dưỡng
Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi đối với sức khỏe như: Vitamin C, vitamin K, kali, chất đạm, carbs,...
Ảnh minh họa. Đồ họa: N.A
Hơn thế, lê còn cung cấp một lượng folate, provitamin A và niacin rất quan trọng đối với chức năng tế bào và sản xuất năng lượng, hỗ trợ sức khỏe cho làn da và chữa lành vết thương.
Sức khỏe đường ruột
Ảnh minh họa. Đồ họa: N.A
Quả lê là một nguồn cung cấp dồi dào các chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ duy trì sự đều đặn của ruột và giúp ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chứa các hợp chất thực vật có lợi
Quả lê cung cấp nhiều hợp chất thực vật có lợi tùy thuộc vào màu của quả.
Chẳng hạn chất anthocyanins làm cho một số quả lê có màu đỏ ruby. Những hợp chất này có thể cải thiện sức khỏe tim và củng cố mạch máu. Đối với lê có vỏ màu xanh lá cây, có chứa chất lutein và zeaxanthin, hai hợp chất này rất cần thiết cho sức khỏe của mắt.
Đặc tính chống viêm
Quả lê có đặc tính chống viêm mà giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa. Đồ họa: N.A
Lê là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid, giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Ngoài ra, Vitamin C và K chứa trong lê cũng có đặc tính giúp chống viêm.
Tác dụng chống ung thư
Thành phần chất anthocyanin và axit cinnamic có trong quả lê đã được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư dạ dày và bàng quang.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Quả lê, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu lớn trên hơn 200.000 người cho thấy ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần trở lên như lê đỏ có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).
Ảnh minh họa. Đồ họa: N.A
Hơn thế, vỏ của quả lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.
Hỗ trợ giảm cân
Lê có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chứa nhiều chất xơ giúp chúng ta no lâu, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân hiệu quả.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám, chữa bệnh BHYT khi dừng cấp thẻ BHYT giấy từ 1/6?
Từ ngày 01/6, cơ quan BHXH sẽ không cấp thẻ BHYT bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.

Phòng tránh say nắng, sốc nhiệt
Thanh Hoá đã bắt đầu trải qua các đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Dự báo trong thời gian tới sẽ còn đón thêm nhiều đợt nắng nóng mới, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người cao tuổi và trẻ nhỏ. Một trong những nguy cơ dễ gặp phải là hiện tượng say nắng, sốc nhiệt. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTV đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Phạm Văn Tâm, Khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện lên kế hoạch điều trị bệnh nhân COVID-19, hạn chế tối đa lây lan
Trước thực tế thế giới ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, ngày 19/5, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19
Để chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc khám, phát hiện, thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế.

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý I/2025 và triển khai công tác này trong quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí.

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá
Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.