Những mẹo chữa ngủ ngáy đơn giản và hiệu quả tức thì
Ngáy ngủ là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ làm cho nhiều người khó chịu. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp đánh bay ngủ ngáy đơn giản, hiệu quả
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngửa khi ngủ, bạn dễ bị ngáy hơn do tác động của trọng lực lên đường hô hấp. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, làm tắc nghẽn đường thở và gây ra tiếng rung khi ngủ. Thay đổi vị trí ngủ như nằm nghiêng về một bên. Sử dụng dụng cụ đỡ hàm dưới giữ cho hàm dưới và lưỡi đẩy về phía trước, tạo thêm không gian để thở.
Nâng cao gối: Nằm gối cao hơn bình thường sẽ giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí, không làm tắc nghẽn đường thở để gây ra tiếng ngáy.
Giảm cân (béo phì): Ngáy là một âm thanh của sự hỗn loạn không khí xảy ra ở sau cổ họng do sự thu hẹp của đường thở. Nếu bạn thừa cân, phần cổ thường to và dày, điều này sẽ chèn ép cổ họng và làm tắc nghẽn đường thở của bạn, gây ra tiếng ngáy.
Bạch đậu khấu: Nếu bạn đang tìm kiếm biện pháp tự nhiên để điều trị ngáy ngủ thì hãy thử nước bạch đậu khấu. Nó là một loại thuốc có thể làm thông mũi. Uống 1 muỗng canh bột bạch đậu khấu với một ly nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Củ nghệ và sữa: Nghệ có tính kháng sinh và sát khuẩn giúp làm sạch đường thở và giảm ngáy ngủ. Lấy 2 thìa bột nghệ trộn với một cốc sữa. Uống thức uống này mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn điều trị chứng ngáy ngủ hiệu quả.
Tập thể dục cho lưỡi: Theo một số nghiên cứu, những bài tập đơn giản như uốn cong đầu lưỡi chạm vào vòm hầu và cho lưỡi trượt vào trong khoang miệng, phát âm những chữ cái nguyên âm một cách nhanh chóng hay liên tục...có thể giúp đường thở giảm sự tắc nghẽn trong khi ngủ.
Giữ mũi sạch sẽ: Cố gắng giữ hốc mũi của bạn không bị tắc để có thể thở bằng mũi chứ không phải miệng. Nếu bị cảm lạnh hay ngạt mũi, bạn có thể uống thuốc hoặc dùng thuốc xịt mũi để làm giảm tình trạng này.
Bạc hà có tính chất chống viêm giúp giảm sưng màng trong lớp lót của họng và lỗ mũi. Bạc hà thúc đẩy việc thở dễ dàng và trơn tru. Thêm hai giọt dầu bạc hà vào một cốc nước. Uống hỗn hợp này trước khi đi ngủ. Ảnh: Boldsky.
Dầu ô liu là một chất chống viêm mạnh giúp làm dịu các mô trên đường hô hấp bằng cách giảm sưng để bạn dễ dàng hít thở không khí. Hãy uống một chút dầu ô liu trước khi đi ngủ mỗi ngày. Ảnh: Boldsky.
Nghệ có thể chữa viêm và trị ngáy ngủ. Lấy một ly sữa ấm, thêm 2 muỗng cà phê bột nghệ. Uống 30 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày. Ảnh: Boldsky.
Nhai 1-2 tép tỏi sau đó uống một cốc nước giúp bạn làm sạch đường thở. Ảnh: Boldsky.
Mật ong cũng chữa chứng ngáy ngủ. Lấy 1 muỗng canh mật ong hòa vào ly nước ấm và uống hỗn hợp này trước khi đi ngủ. Ảnh: Boldsky.
Hạt cỏ cà ri là một phương thuốc tuyệt vời giúp chữa bệnh ngáy ngủ. Ngâm hạt cỏ cà ri trong nước nửa giờ và uống nước này trước khi đi ngủ. Ảnh: Boldsky.
Trước khi đi ngủ, thêm một vài giọt tinh dầu vào bộ khuếch tán tinh dầu. Mùi bạch đàn lan tỏa trong không khí sẽ làm sạch đường mũi. Ảnh: Boldsky.
Trà gừng có tính kháng khuẩn và chống viêm làm dịu cổ họng và bôi trơn các mô. Gừng cũng mở ra khoang mũi và làm giảm sung, giúp chữa ngáy ngủ. Do vậy, hãy dùng trà gừng hàng ngày. Ảnh: Boldsky.
Theo Nguyễn Ngân/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám, chữa bệnh BHYT khi dừng cấp thẻ BHYT giấy từ 1/6?
Từ ngày 01/6, cơ quan BHXH sẽ không cấp thẻ BHYT bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.

Phòng tránh say nắng, sốc nhiệt
Thanh Hoá đã bắt đầu trải qua các đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Dự báo trong thời gian tới sẽ còn đón thêm nhiều đợt nắng nóng mới, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người cao tuổi và trẻ nhỏ. Một trong những nguy cơ dễ gặp phải là hiện tượng say nắng, sốc nhiệt. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTV đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Phạm Văn Tâm, Khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện lên kế hoạch điều trị bệnh nhân COVID-19, hạn chế tối đa lây lan
Trước thực tế thế giới ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, ngày 19/5, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19
Để chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc khám, phát hiện, thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế.

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý I/2025 và triển khai công tác này trong quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí.

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá
Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.