ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những món quà của vùng đất hai vua

Suốt chiều dài lịch sử, người dân xứ Thanh đã chắt lọc, gom những tinh hoa trong đời sống, văn hóa, tập quán của mình để chuyển tải vào những sản phẩm trong quá trình lao động sản xuất. Với nhiều sản phẩm ẩm thực, qua cách chế biến, đã trở thành đặc trưng, không lẫn với bất cứ nơi nào. Thông qua “làn gió mới” của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn trở thành những “đại sứ” quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người xứ Thanh. Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã có 39 sản phẩm OCOP. Với chính sách hỗ trợ cho các chủ thể xây dựng thành công sản phẩm của doanh nghiệp và địa phương, Thọ Xuân hiện là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về sản phẩm OCOP.

Lương Trang – Đức Tình – Hữu Dần

14/06/2024 14:29

Về với Thọ Xuân, không chỉ có bánh gai, bánh răng bừa, dưa vàng, nem chua… vùng đất hai vua này còn mang đến cho chúng ta những món quà ẩm thực được kết tinh từ tinh hoa đất trời và sự lao động chăm chỉ của con người nơi đây.

Đã từ lâu, xã Phú Xuân được người dân trong và ngoài huyện biết đến không chỉ với sản phẩm kẹo lạc giòn thơm mà còn có sản phẩm miến gạo. Nhờ sản xuất miến, nhiều gia đình ở đây đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu. 

Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 1.

Miến gạo Phú Xuân đang dần khẳng định thương hiệu, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Cơ sở sản xuất miến gạo của gia đình anh Trịnh Đình Huy ở thôn Thọ Phú, hiện tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức thu nhập dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày. Gạo để làm miến chủ yếu là Khang dân và Q5. Nếu như trước đây, việc xay bột, tráng bột, thái bánh được làm bằng tay và các dụng cụ thủ công nên năng suất thấp, thì từ năm 2006 trở lại đây, các hộ sản xuất miến gạo ở Phú Xuân đã đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy xay bột, máy trộn bột, máy ép bột, máy cán sợi, nên năng suất tăng gấp 10 đến 15 lần, và đặc biệt cho ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng. 

Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 2.

Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống và sản phẩm miến của gia đình được công nhận là sản phẩm OCOP vào năm 2022, việc sản xuất, tiêu thụ đã được tăng lên rất nhiều.

Rau má là loài cây khá quen thuộc với người dân xứ Thanh, đây không chỉ là một loài cây làm thực phẩm, mà giờ đây, từ những vườn rau má như thế này, những sản phẩm từ rau má của Thọ Xuân đã đi khắp muôn nơi.

Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 3.

Trên mảnh đất xứ Thanh, theo một cách nào đó, cây rau má gợi lên hình ảnh về mảnh đất vùng Bắc Trung Bộ lắm vất vả, nhiều nỗi gian khó, nhọc nhằn. Trong hồi ức của nhiều thế hệ người dân xứ Thanh, làm sao có thể quên được hương vị rau má thanh đạm, ngọt bùi đã giúp họ đi qua những cơn đói mùa giáp hạt. Người xứ Thanh ăn rau má để nuôi lớn giấc mơ, hoài bão. Người xứ Thanh "ăn rau má phá đường tàu" để quyết tâm dành những gánh thóc, ngô, khoai, sắn phục vụ chiến trường, góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng phổ biến của cây rau má trong đời sống hàng ngày và với quan niệm "Cây rau má, sâm của người xứ Thanh", ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang đã hình thành ý tưởng biến tiềm năng thành lợi thế, phát triển cây rau má thành sản phẩm thương mại có giá trị, hiệu quả kinh tế để phục vụ người tiêu dùng. Sau khi hình thành ý tưởng, trên cơ sở quỹ đất đã được hợp tác xã tích tụ tập trung, ông Ngọc cùng với các thành viên mở rộng diện tích trồng cây rau má xen dưới tán cây ăn quả và đầu tư xây dựng khu sản xuất bột rau má với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại. 

Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 4.

Đến nay, với 2,5 ha trồng rau má của Hợp tác xã Đồng Ngâu đã cho thu hoạch mỗi lứa từ 20 - 22 tấn rau má tươi, trung bình 30 - 35 ngày sẽ cho thu hoạch 1 lứa. Quy trình sản xuất bột rau má Đồng Ngâu là một quy trình khép kín và được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu đóng gói. Rau má tươi sau khi thu hoạch được sơ chế làm sạch sau đó đưa vào khu chế biến sản phẩm bột rau má. Tại đây, rau má được làm khô bằng phương pháp sấy lạnh tiệt trùng hiện đại. Phương pháp sấy lạnh này có ưu điểm vượt trội là giữ được màu sắc xanh tươi, mùi vị thơm ngon của rau má và điều quan trọng nhất là bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Rau má sau khi đã sấy khô được nghiền bởi máy nghiền Granit, thành phẩm bột rau má sẽ có màu sắc giống với màu rau má tươi nguyên bản, giữ được hương vị thuần khiết của rau má. Khi sờ vào bột sẽ có cảm giác mềm mịn, đạt đến độ có thể hòa tan dễ dàng trong nước.

MC Lương Trang trao đổi cùng ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang về những tiêu chuẩn và yêu cầu của sản phẩm bột rau má Đồng Ngâu đạt OCOP

Mới đây, tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2024, sản phẩm bột rau má Đồng Ngâu của Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)" huyện Thọ Xuân thẩm định, công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Hiện nay, hợp tác xã đang tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phát triển thương hiệu bột rau má Đồng Ngâu vươn xa hơn nữa.

Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 5.
Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 6.
Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 7.
Những món quà của vùng đất hai vua- Ảnh 8.

Huyện Thọ Xuân có 5 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh gai (xã Thọ Diên), làng nghề bánh lá (xã Xuân Lập), 2 làng nghề nón lá (xã Thọ Lộc) và làng nghề miến gạo (xã Phú Xuân). Các làng nghề này hiện đang tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Bên cạnh đó, chương trình OCOP đang được các địa phương trong tỉnh triển khai tích cực, phát triển được hệ sinh thái sản phẩm OCOP vừa mang nét truyền thống, vừa sáng tạo, không bị hòa lẫn với sản phẩm của bất cứ địa phương nào.

Quý I/2024, huyện Thọ Xuân có thêm 7 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đạt 63,6% kế hoạch, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 39 sản phẩm. Huyện đang tiếp tục lồng ghép chương trình OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; trong đó, tập trung lựa chọn và xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao. Cùng với sự đồng hành sát sao của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tin tưởng rằng năm 2024, Thọ Xuân sẽ cán đích thành công với những mục tiêu đã đề ra.

Nguồn: Chuyên mục Đất và người xứ Thanh/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sôi nổi Lễ hội cầu ngư - bơi trải Thành phố Sầm Sơn 2024

Sôi nổi Lễ hội cầu ngư - bơi trải Thành phố Sầm Sơn 2024

18:22 , 20/06/2024

Trong 2 ngày 19, 20/6 ( tức ngày 14, 15/5 âm lịch), tại Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã long trọng tổ chức Lễ hội cầu ngư - bơi trải năm 2024.

Chùa Mậu Xương – điểm đến tâm linh của huyện Quảng Xương

Chùa Mậu Xương – điểm đến tâm linh của huyện Quảng Xương

14:50 , 20/06/2024

Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử trải dài hơn 4000 năm cùng dân tộc. Vì vậy không khó để tìm thấy những ngôi chùa linh thiêng mang đậm tín ngưỡng của người Việt. Những ngôi chùa ở đây không chỉ đơn thuần là điểm đến tâm linh mà còn là những bảo tàng kiến trúc độc đáo đầy hấp dẫn. Tại xã Quảng Lưu huyện Quảng Xương có một ngôi chùa có niên đại gần 600 năm đó là Chùa Mậu Xương.

Việt Nam lọt top những điểm đến được yêu thích nhất ở châu Á

Việt Nam lọt top những điểm đến được yêu thích nhất ở châu Á

09:20 , 20/06/2024

Theo trang web tài chính Insider Monkey của Mỹ, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách 20 điểm đến được yêu thích nhất ở châu Á nhờ giá cả phải chăng, sự thân thiện, ẩm thực tuyệt vời và tỷ lệ chấp nhận thị thực cao.

Độc đáo di tích đình và đền Đắc Châu

Độc đáo di tích đình và đền Đắc Châu

11:01 , 19/06/2024

Vùng đất Tân Châu, huyện Thiệu Hoá vốn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống và các di sản văn hoá, trong đó có di tích đình và đền Đắc Châu đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1996.

Huyện đoàn Vĩnh Lộc với các hoạt động trải nghiệm hè tại Di sản Thành Nhà Hồ

Huyện đoàn Vĩnh Lộc với các hoạt động trải nghiệm hè tại Di sản Thành Nhà Hồ

09:33 , 19/06/2024

Nhằm nâng cao cao nhận thức, ý thức về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ Huyện Đoàn Vĩnh Lộc, thường xuyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, tổ chức nhiều chương trình, hoạt, động hữu ích trong đoàn viên, thanh thiếu niên, nhất là trong dịp nghỉ hè.

Bản Bút mùa lúa chín

Bản Bút mùa lúa chín

19:13 , 18/06/2024

Về Bản Bút mùa lúa chín và cảm nhận không gian rực vàng ngây ngất trong nhiều cung bậc của sắc vàng… Vàng của nắng, vàng của lúa chín thơm, vàng của những khoảng ruộng bậc thang mùa gặt. Không gian óng lên màu vàng ngất ngây và mùi hương lúa chín cứ quyện theo bước chân đưa du khách lạc vào một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.

Sầm Sơn - Hải Tiến nằm trong danh sách được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Sầm Sơn - Hải Tiến nằm trong danh sách được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

09:10 , 18/06/2024

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia.

Đặc sắc lễ hội bánh chưng – bánh giầy thành phố Sầm Sơn

Đặc sắc lễ hội bánh chưng – bánh giầy thành phố Sầm Sơn

20:15 , 17/06/2024

Sáng ngày 17/6, tại Di tích văn hóa lịch sử Đền Độc Cước, thành phố Sầm Sơn, Lễ hội bánh chưng - bánh giầy năm 2024 đã được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Thạch Thành - vùng đất giàu trầm tích văn hóa

Thạch Thành - vùng đất giàu trầm tích văn hóa

15:58 , 17/06/2024

Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, Thạch Thành không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hình sông thế núi đắm say lòng người. Đây còn là vùng đất giàu trầm tích với hệ thống di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, và di sản văn hóa kết nối liên tục các giai đoạn lịch sử hình thành của con người nơi đây, từ thời tiền sử đến nay.

Thắng cảnh Kim Sơn, Vĩnh Lộc - Điểm hút khách dịp cuối tuần

Thắng cảnh Kim Sơn, Vĩnh Lộc - Điểm hút khách dịp cuối tuần

18:02 , 16/06/2024

Thắng cảnh Kim Sơn, ở xã Vĩnh An huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 40km và cách di tích thành nhà Hồ khoảng 25km với khung cảnh non nước hữu tình luôn là điểm du lịch hấp dẫn với du khách dịp cuối tuần.