Những ngày cuối năm
Những ngày cuối năm đang dần trôi đi, phố phường tự bao giờ đã ngập tràn sắc màu ngày Tết. Dường như ai cũng mang trong mình tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, xen lẫn háo hức. Xúng xính trong những bộ quần áo rực rỡ, khoác thêm 1 chiếc áo ấm, mọi người cùng nhau lưu giữ cho mình những khoảnh khắc cuối cùng của năm.
Những khu chợ truyền thống ngày này lúc nào cũng tấp nập, đông vui. Cả một năm làm lụng vất vả, giờ là dịp mọi người dành thời gian để sắm sửa cho những ngày Tết.

Những ngày giáp Tết, nhịp sống tại thành phố Thanh Hóa dường như nhanh hơn bao giờ hết. Trên những con đường lớn, dòng người tất bật vội vã ngược xuôi, ai cũng tranh thủ từng phút giây để chuẩn bị cho ngày Tết đang đến gần.

Những ngày cuối năm, không khí tại các làng nghề cũng trở nên khẩn, trương tất bật hơn bao giờ hết. Trong cái giá lạnh pha chút nắng hanh, chúng tôi có dịp đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hương bài Như Xuân, thị trấn Yên Cát. Ngay từ đầu ngõ, mùi thơm dịu nhẹ phảng phất của bột hương bài quyện vào trong gió, gợi ra khung cảnh bình yên của những miền quê dịp tết đến, xuân về. Khi vào xưởng, không khí sản xuất lại vội vã, nhộn nhịp, ai cũng luôn tay thoăn thoắt se từng que hương.

Trước đây, nguyên liệu chính để làm hương là rễ cây trầm, bây giờ, rễ trầm khan hiếm nên được thay thế bằng bột trám, bột bài và than của cây mắc khén… Ba loại nguyên liệu trộn với nhau theo tỷ lệ, để thành hỗn hợp bột làm hương bài. Để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh đến tay người dùng, mỗi que hương đều được đặt trọn tâm huyết của người thợ. Từ khâu chọn các nguyên liệu rồi trộn đều, se hương đến phơi khô, đóng gói… tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận... Hơn cả một nghề mưu sinh, những người làm hương nơi đây luôn nỗ lực để lưu giữ một "đặc sản" của miền quê.
Trong khúc ca rộn ràng của mùa xuân, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh cũng hân hoan tổ chức các chương trình trải nghiệm Tết cổ truyền, với mong muốn giúp các em hiểu hơn về văn hóa ngày Tết của dân tộc.

Tại Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hóa, không khí những buổi học cuối năm lại rộn ràng hơn bao giờ hết. Khác với các trường học trên địa bàn tỉnh, chương trình trải nghiệm Tết cổ truyền tại Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hóa mang những đặc trưng riêng. Năm nay, nhà trường đã đưa vào chương trình nhiều hoạt động bổ ích, lý thú, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thồng của đồng bào các dân tộc như: Đánh cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp, chơi bịt mắt bắt vịt….



Qua chương trình thực tế Tết cổ truyền trong trường học, các em học sinh đã có thêm sân chơi bổ ích, lý thú sau những ngày học tập, đồng thời rèn luyện cho các em sự sáng tạo, khéo léo, tin thần học hỏi, đoàn kết, bồi đắp vốn hiểu biết về những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Em Lê Bảo Châm, lớp 12D, Trường THPT dân tộc nội trú Thanh Hóa
Em Lê Bảo Châm, lớp 12D, Trường THPT dân tộc nội trú Thanh Hóa chia sẻ: "Em cảm thấy rất vui và tự hào khi được tham gia những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa quê hương mình. Đây cũng là kỷ niệm đẹp của em trong những hành trang sau này".
Dẫu có sự bận rộn, hối hả của công việc hay những tất bật chuẩn bị đón Tết thì những ngày cuối năm, vẫn có một cái gì đó bình yên, an lành khiến người ta khát khao được trao yêu thương, được sẻ chia. Để rồi, giữa thời khắc sắp sửa chuyển giao năm cũ và năm mới, những chuyến xe thiện nguyện mang đầy hơi ấm mùa xuân lại lăn bánh đến khắp mọi miền quê hương.

Không gian tại điểm trường lẻ ở bản Ruộng, xã Bát Mọt hôm nay dường như sôi động và đông đúc hơn mọi ngày… Các đoàn viên thanh niên thuộc huyện Đoàn Thường Xuân đang chuẩn bị các suất quà ý nghĩa dành tặng cho bà con và các em nhỏ mầm non nơi đây.

Tấm market được treo tạm, những phần quà được chuẩn bị chu đáo…. Niềm vui đang hiện hữu trên gương mặt của người dân và sự háo hức trong ánh mắt của các em thơ. Tết này, mùa xuân này, gian bếp sẽ có thêm chai dầu, chai nước mắm, trên bàn thờ gia tiên sẽ có thêm gói bánh. Các em nhỏ sẽ có thêm chiếc áo ấm để mặc. Những điều tưởng rất giản đơn, nhưng với nhiều gia đình còn khó khăn tại vùng cao xa xôi, đó lại là cả niềm vui lớn.
Ông Phan Văn Tỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân cho biết: "Xã Bát Mọt là xã biên giới, đa số là các hộ nghèo và cận nghèo. Tết đến bà con rất phấn khởi khi được các đoàn về tặng quà".

Mỗi ngày trôi qua, từng phút giây cuối năm ấy dường như càng làm cho con người ta thêm xao xuyến. Những ký ức đẹp đẽ, những khoảnh khắc yêu thương, tất cả hòa quyện vào nhau để tạo nên một không khí cuối năm vừa ấm áp, vừa da diết.

Bão số 2 trên biển Đông giật cấp 11, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới sau 24 giờ hình thành đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trên Biển Đông trong mùa mưa bão năm 2025.

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn, đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cơ bản kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, và bổ sung quy định về thời hạn đóng chậm nhất.

Phân quyền trong lĩnh vực môi trường cho địa phương
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Nghị định 136 trong đó nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường được phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đa dạng nguồn cung sách giáo khoa năm học mới, giá giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay, nguồn cung sách giáo khoa đầy đủ, giá cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Hoá đơn tiền điện tăng cao trong cao điểm nắng nóng
Những ngày đầu tháng 7, nhiều hộ gia đình không khỏi bất ngờ vì hoá đơn tiền điện tháng 6 cao hơn nhiều so với những tháng trước đó. Tiền điện tăng đã phần nào tác động đến cân đối chi tiêu, dẫn đến tâm lý băn khoăn của nhiều hộ dân.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Giọt hồng xứ Thanh". Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Hạ tầng công nghệ thông tin - Xương sống vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp
Tại Thanh Hoá, để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức bộ máy chính quyền hai cấp, các sở ngành, địa phương đã khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tạo nền tảng quan trọng để bộ máy chính quyền hai cấp hoạt động ổn định, thông suốt, không bị gián đoạn ngay từ ngày 1/7/2025.

Thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm thủy 1
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 với lưu lượng 1300 m3/s. Mực nước dâng hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 mùa mưa hiện nay đang là: 25.5m/25.5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tăng lưu lượng xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25.5m.

Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hành chính trong triển khai chính quyền địa phương 2 cấp
Từ ngày 1/7, cùng với các địa phương trên cả nước, 166 đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn tỉnh chính thức đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về những thay đổi của mô hình này, từ nay đến ngày 15/7, lực lượng Công an tổ chức các tổ công tác nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính có liên quan.

Cách kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID
Từ 1/7, cả nước sẽ chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, thông tin cá nhân của người dùng trên ứng dụng VNeID đã được cập nhật lại, thay đổi thông tin về quê quán cũng như địa chỉ thường trú. Để kiểm tra thông tin về địa chỉ cư trú, quê quán mới được cập nhật trên ứng dụng VNeID, người dân có thể thực hiện theo các bước sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.