Những sản vật từ “hạt ngọc trời” nơi vùng cao
Ở xứ Thanh, người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng và chính họ cũng đã sáng tạo nên rất nhiều món ăn độc đáo, tạo nên "thương hiệu" riêng cho dân tộc mình. Đặc biệt, từ những hạt gạo nếp nương dẻo thơm được ví von như "hạt ngọc trời", bà con đã chế biến thành rất nhiều món ăn ngon độc đáo, như: bánh ú, cơm lam, xôi màu, xôi trắng... Đây là những sản vật không chỉ mang đậm hương vị bản xứ, mà còn gói cả đất trời và tình người sâu nặng nơi vùng cao xứ Thanh.
Nhắc đến các món ăn của người Thái được tạo nên từ "hạt ngọc trời" thì trước tiên phải kể đến bánh ú. Vào những ngày hội, ngày tết hay khi đón khách quý đến thăm nhà, trên mâm cỗ của người Thái bao giờ cũng có món bánh ú.
Bánh ú được làm từ gạo nếp nương - một loại nếp mà từ khi chế biến đến khi thưởng thức, hương luôn đượm nồng, vấn vương. Loại bánh này được gói 1 đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau. Món bánh ú làm không quá cầu kỳ, không có nhân đậu, nhân thịt như các loại bánh khác. Những hạt nếp nương tròn mẩy, thơm lừng được bao bọc trong lớp lá chuối rừng xanh mướt. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, chiếc bánh được gói cẩn thận, thành hình như những búp măng của núi rừng vùng cao.
Theo lời những người già, bánh ú là một loại bánh đặc trưng của người Thái gắn với câu chuyện thiêng liêng về tình mẫu tử. Chuyện kể rằng, xưa kia khi đồng bào Thái còn khó khăn, cơm không đủ ăn, phải ăn củ sắn, củ nâu thay bữa, những người mẹ đã dành những hạt gạo cuối cùng để gói thành từng chiếc bánh cho con. Bánh được gói một đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau, để con ăn từ phần nhỏ đến lớn, nếu ăn không hết cũng dễ dàng gói lại cất đi, để dành lúc đói lại lấy ra ăn. Loại bánh này cũng thuận tiện để người mẹ mang theo mỗi khi địu con lên nương rẫy hay lên rừng. Cho đến tận ngày nay, loại bánh này vẫn được đồng bào Thái gói cùng các loại bánh truyền thống khác vào mỗi lễ tết, hay lễ mừng cơm mới nhằm nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Bà Hà Thị Khuyên, Bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là loại bánh truyền thống của người Thái. Trong lễ mừng cơm mới, những bông lúa sau khi được chọn, ngoài dùng để đồ xôi, cơm lam thì sẽ làm cả bánh ú nữa".
Trong văn hóa ẩm thực của vùng cao, có lẽ ai cũng từng được nghe, hoặc từng được thưởng thức món cơm lam của người Thái. Đây là một món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng.
Cơm lam của đồng bào Thái khác hẳn với cơm ăn hàng ngày, từ cách nấu đến hương vị. Cơm lam không nấu trong nồi, xoong, mà được nướng trong ống nứa, ống tre tươi… Muốn lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.
Những hạt gạo nếp dẻo thơm sau khi được chọn sẽ được sàng sẩy sạch rồi mới đem ra sử dụng. Tùy vào mỗi vùng mà có cách làm cơm lam khác nhau: có nơi sẽ vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước qua đêm, sau đó vớt ra để ráo nước, rồi mới đổ gạo vào ống nứa và cho thêm chút nước. Còn có nơi bà con thường cho gạo vào ống nứa đã được lót lá chuối rừng, sau đó mới đổ nước rồi đem ngâm.
Khi những ống cơm lam đã ngâm đủ thời gian, bà con bắt đầu đem đi lam (tức là nướng). Khi lam cũng cần phải khéo tay, giữ lửa sao cho ống lam không bị cháy và cơm trong ống được chín đều. Đặc biệt, khi lam lửa phải to và thực hiện lam từ đáy ống lên hoặc miệng ống xuống, tùy từng nơi khác nhau. Lam khi nào ống cháy sém, có mùi cơm nếp tỏa ra là dấu hiệu cơm đã chín.
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày của người Thái, cơm lam trở thành món ăn dùng để tiếp đãi khách quý, qua đó, đồng bào cũng muốn giới thiệu với các du khách về văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Nếp xôi là món thay thế cơm thường thấy ở các vùng đồng bào dân tộc Thái. Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang.
Đến với bản Thái, thưởng thức xôi nếp nương, có thể ăn kèm với thịt gà đồi nướng, hay thịt lợn đen, hoặc là cá suối ngon ngọt; song cũng khi chỉ đơn giản với bát muối vừng là đã đủ cảm nhận được sự dẻo thơm của nếp.
Xôi nếp nương dẻo thơm lại được đồng bào dân tộc Thái khéo léo chế biến thành rất nhiều màu sắc bắt mắt. Để làm nên món xôi nhiều màu sắc thì người Thái đã sử dụng những nguyên liệu chắt lọc từ thiên nhiên để tạo màu.
Trên mỗi mâm cơm ngày lễ, tết hay ngày hội của đồng bào dân tộc Thái, những sản vật từ "hạt ngọc trời" đã tạo nên điểm nhấn độc đáo trong văn hóa ẩm thực bản địa, trở thành biểu tượng của sợi dây gắn kết tình anh em trong cộng đồng các dân tộc vùng cao xứ Thanh.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.