Những thầy giáo dạy nghề truyền cảm hứng
Đam mê, sáng tạo, giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng nắm bắt kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp một cách tốt nhất, các thầy cô giáo ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Thanh Hoá đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh.
Mỗi giờ lên lớp, với thầy giáo trẻ Trần Đức Hưng, giảng viên bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá là một trải nghiệm ý nghĩa. Những bài giảng luôn truyền lửa cho các học sinh với phương châm "thực học, thực hành và lập nghiệp".

Mới đây, bài giảng "Thực hành tập vận động thụ động" của thầy Hưng đã đạt giải nhì tại Hội giảng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.

Thầy giáo Trần Đức Hưng, Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
Thầy giáo Trần Đức Hưng, Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá chia sẻ: "Trong quá trình giảng dạy, ngoài kiến thức chuyên môn, tôi luôn trau dồi giảng dạy cũng như tham khảo tất cả các ý kiến của thầy cô, anh chị đi trước để hoàn thiện bản thân".
Thầy giáo Lê Đình Bình, phụ trách giảng dạy bộ môn Điện, điện tử công nghiệp, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá đã có gần 20 năm gắn bó với sự nghiệp đào tạo nghề. Trong quá trình công tác, thầy luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, tích cực tham gia làm các mô hình dạy học, tiếp cận công nghệ mới, tham gia nghiên cứu khoa học, hội thi, hội giảng và đều đạt được thành tích cao …. Bằng sự cần cù, ham học hỏi và tâm huyết với sự nghiệp trồng người, thầy Lê Đình Bình đã trở thành một trong những giáo viên xuất sắc của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá.

Thầy giáo Lê Đình Bình, Khoa Điện, Điện tử - Điện lạnh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá: "Tôi luôn nỗ lực, tìm hiểu kỹ thuật tiên tiến để xây dựng mô hình học cụ cho phù hợp với từng bài giảng để học sinh tiếp cận dễ dàng hơn, hiểu rõ hơn thực tế sản xuất, sau này ra trường không bị bỡ ngỡ".
Với những giáo viên dạy nghề, việc đào tạo không chỉ là đứng trên bục giảng, mà còn ngay trong các nhà xưởng, với những bài thực hành cụ thể. Thanh Hoá hiện có trên 1.600 giáo viên dạy nghề công tác tại 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Hiện nay, chất lượng đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao, cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Thạc sĩ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
Thạc sĩ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa cho biết: "Với đặc thù là trường đào tạo cán bộ y tế, cho nên đòi hỏi các thầy cô phải có kỹ năng kiến thức và tay nghề vững vàng, thành thạo qua đó có thể truyền thụ được cho học sinh, sinh viên, đào tạo họ trở thành những cán bộ y tế có chuyên môn sâu, giỏi nghề".
Thầy giáo La Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá cho biết thêm: "Trong giáo dục nghề nghiệp, việc nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là rất quan trong. Việc các nhà giáo phấn đấu để đạt được những thành tích cũng khẳng định được thương hiệu của nhà trường, góp phần cho công tác đào tạo của nhà trường ngày càng vững mạnh".
Bằng nhiệt huyết và lòng đam mê nghề nghiệp, những cán bộ, giáo viên thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng, đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh nói chung đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng tìm tòi học hỏi, có nhiều ý tưởng, sáng kiến mới, áp dụng thành công trong dạy và học.

Gần 11.000 thí sinh hoàn thành Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2025. Đã có có hơn 10.900 thí sinh đến dự thi, đạt 99,4%. Theo thống kê sơ bộ, điểm cao nhất của đợt thi thứ nhất là 126/150, đợt thi thứ hai là 125/150.

Công nghệ số khơi dậy khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy
Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy và học tập. Với tính tương tác cao, nhạy bén trong tư duy, công nghệ số đã tạo sự cuốn hút đối với người học, khơi dậy khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy của học sinh, giúp học sinh sớm thích ứng với yêu cầu của kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị địa phương hỗ trợ thủ tục đăng kí dạy thêm, học thêm
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sau một tháng triển khai Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, đánh giá bước đầu cho thấy đã có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm. Các cấp quản lí cũng quyết liệt, nghiêm túc để triển khai quy định mới tại địa phương.

Gieo chữ nơi triền sóng
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, nhiều giáo viên tại các xã ven biển Hậu Lộc đã nỗ lực không ngừng, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, thắp sáng ước mơ cho những học trò nghèo lòng say mê học tập, hướng về chân trời tương lai tươi sáng ở phía trước.

Miễn học phí cho học sinh từ Mầm non đến hết THPT
Mới đây, Bộ Chính trị đã quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tức là từ tháng 9/2025 trở đi). Thông tin này đã tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội, mang lại niềm vui cho học sinh, phụ huynh trên cả nước.

Bồi dưỡng tình yêu đọc sách cho học sinh
Hiện nay, khi nhiều hình thức giải trí trực tuyến phát triển, việc duy trì và phát triển thói quen đọc sách trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sách không chỉ là cánh cửa dẫn lối chúng ta vào kho tàng tri thức vô giá của nhân loại, mà còn là người bạn giúp nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm khuyến khích học sinh đọc sách và đề cao văn hóa đọc trong nhà trường.

Điểm trường mầm non bên bờ sông Mã xuống cấp nghiêm trọng
Xã Thiết Ống, huyện Bá Thước có 4 trong tổng số 19 thôn nằm phía bên Tả bờ sông Mã, phải đi lại, giao thương chủ yếu qua đò ngang. Để thuận tiện và hạn chế nguy cơ mất an toàn khi qua đò cho trẻ nhỏ, trường Mầm non Thiết Ống đã xây dựng 1 điểm trường lẻ ở thôn Thiết Giang. Thế nhưng, sau nhiều năm sử dụng, điểm trường này đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hướng tới hoạt động nuôi dạy trẻ.

Khó khăn trong công tác hướng nghiệp cho học sinh miền núi
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai. Tuy nhiên, tại khu vực miền núi, công tác này vẫn gặp nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về ngành nghề, cơ hội việc làm hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn khiến nhiều học sinh lúng túng khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp.

Huyện Bá Thước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc học mầm non
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường học, trong đó có bậc học mầm non, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các nhà trường.

Nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho học sinh vùng cao
Hiện nay, tại một số khu vực ở miền núi Thanh Hoá vẫn tồn tại những rào cản liên quan đến phong tục tập quán, định kiến giới, khuôn mẫu giới dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Do đó, những năm gần đây, các trường học ở vùng cao của tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường giáo dục bình đẳng giới cho học sinh, giúp các em hiểu được giá trị của bản thân và mở ra cơ hội phát triển toàn diện.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.