Nỗ lực ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động
Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phải đối diện rất nhiều khó khăn, khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới và trong nước sụt giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao. Giữ ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động đang là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự vào cuộc của các ngành, đơn vị chức năng.
Dệt may là một trong những ngành hàng đang gặp khó khăn nhất thời điểm này. Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 260 doanh nghiệp đang hoạt động. Hầu hết các doanh nghiệp mới ký kết đơn hàng đủ sản xuất từ 50-60% công suất trong tháng 12. Đơn hàng của năm 2023 hầu như chưa có. Các thị trường truyền thống như Mỹ, EU đều cắt giảm đơn hàng, nên các doanh nghiệp đang phải giảm giờ làm, hoặc chấp nhận đơn hàng giá thấp nhằm duy trì việc làm cho người lao động. Một số doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng ở các thị trường mới, tìm cơ hội ở thị trường trong nước.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong Hiệp hội chúng tôi cũng hết sức cố gắng thứ nhất tìm đơn hàng nội địa, đi may bảo hộ cho các doanh nghiệp, thứ 2 mua vải bán may quần áo trong nước, phương châm là giữ người lao động vì có giữ được người lao động khi thị trường quay lại mới có phương tiện mà làm".
Không chỉ trong lĩnh vực dệt may, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt đơn hàng, buộc phải cắt giảm giờ làm, giảm nhân công. Qua tổng hợp của các cấp công đoàn, đến nay đã có 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện giảm giờ làm, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Đã có hơn 7.200 người bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2.000 người bị chấm dứt hợp đồng lao động, tập trung ở các nhóm ngành như may mặc, giày da, gang thép, xi măng, chế biến gỗ và lâm sản, bao bì…

Theo dự báo, tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, các doanh nghiệp vẫn còn phải đối diện với tình trạng thiếu đơn hàng. Các doanh nghiệp đều cố gắng tìm giải pháp duy trì sản xuất, khai khác thêm đơn hàng, giãn - giảm giờ làm, với quyết tâm giữ ổn định nhân sự, đón đầu khi thị trường phục hồi trở lại. Ông Hồ Văn Trung, Giám đốc nhà máy sản xuất bao bì Đại Dương cho biết: "dự kiến tháng tới đơn hàng có sụt giảm 20 đến 30% so với đầu năm, phía công ty Đại Dương đang cố hết sức để có đơn hàng, hiện nay công ty cũng có phương án lưu trữ tồn kho để đảm bảo việc làm cuối năm".

Các ngành chức năng cũng đang theo dõi sát diễn biến hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu, có những giải pháp hỗ trợ nhằm ổn định tình hình sản xuất; đồng thời động viên, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập, nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán đang cận kề.
Ông Hoàng Tất Thành, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay trong Khu Kinh tế Nghi sơn có đơn vị đã phải cắt giảm hàng nghìn lao động, trước thực tế khó khăn như vậy, thời gian tới Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, tham mưu cho tỉnh biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp làm sao ổn định đời sống cho người lao động, nhất là trong giai đoạn Tết Nguyên đán".

Ông Nguyễn Xuân Tuấn, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Tuấn, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Chúng tôi phối hợp với chủ sử dụng lao động xây dựng giải pháp về việc làm với người lao động, thứ 2 giám sát việc thực thi chế độ chính sách với người lao động trong quá trình thực hiện tinh giản lao động, thứ 3, đang chỉ đạo các cấp công đoàn rà soát toàn bộ lao động bị ảnh hưởng để có giải pháp hỗ trợ đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán này".
Ôn định sản xuất, giữ việc làm cho người lao động luôn là một bài toán khó, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều biến động. Các ngành, đơn vị đều đang nỗ lực hết sức để ổn định sản xuất và hỗ trợ người lao động. Trong lúc này, các doanh nghiệp cũng rất cần sự thấu hiểu và chia sẻ từ phía người lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.