ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại không ít chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Và hậu thế không thể không nhắc đến khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ. Để tưởng nhớ, tri ân công đức Vua Bà, Nhân dân ta đã dựng đền thờ ở nhiều nơi. Trải qua biết bao thăng trầm dâu bể, giờ đây, những di tích này không chỉ là điểm tham quan du hút thu khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Minh Quyên

07/11/2024 21:55

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Vào năm Mậu Thìn (248) "Người Cửu Chân lại đánh hãm thành ấp, châu quận rối động. Ngô Vương cho Hành Dương đốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử kiêm hiệu uý. Dận đến nơi, lấy ân đức tín nghĩa hiểu dụ, dân ra hàng phục đến hơn 3 vạn nhà, trong châu lại yên. Sau người con gái ở quận Cửu Chân là Triệu Ẩu tập hợp dân chúng đánh chiếm các quận huyện....". 

Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng- Ảnh 1.

Người con gái ở quận Cửu Chân ấy là Triệu Thị Trinh hay còn gọi là Triệu Trinh Nương, một liệt nữ rạng danh trong lịch sử với câu nói bất hủ "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người"...

Theo thần tích và tư liệu dân gian, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại vùng đất Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định. Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh trai Triệu Quốc Đạt là một hào trưởng có thế lực trong vùng. Từ nhỏ bà đã ham thích luyện tập võ nghệ. Triệu Trinh Nương có sở thích vào rừng săn thú dữ, trợ giúp kẻ yếu, căm giận cảnh bất bình trong thiên hạ, bởi vậy được dân làng thương yêu. Tại quê hương bà, trước đây có một ngôi đền nhò được nhân dân lập nên để thờ tự. Tuy nhiên do sự bồi lở của dòng sông Mã, làng và đền xưa không còn nữa. Dân làng Yên Thôn đã chọn Nghè Trúc linh thiêng nằm ở lưng chừng núi Quan Yên để phối thờ Bà Triệu cùng thành hoàng làng. Hàng năm, vào ngày 21/2 âm lịch, dân làng đều tổ chức rước kiệu, tế lễ để bày tỏ lòng biết ơn đối với Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người con ưu tú đã sinh ra trên mảnh đất này.

Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng- Ảnh 2.

Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thảo, hai anh em họ Triệu cùng nghĩa quân rời quê nhà Quan Yên vượt sông Chu đến vùng núi Nưa nơi có địa thế vô cùng hiểm yếu để lập căn cứ, chiêu mộ thêm binh lực, luyện tập võ nghệ, triển khai binh pháp, mở rộng địa bàn, dựng cờ khởi nghĩa. Thăng trầm thời gian đã đi qua, nhưng ngày nay trên dãy núi Ngàn Nưa vẫn còn một số địa danh được lưu truyền gắn với khởi nghĩa Bà Triệu. Đặc biệt, trong gian trưng bày của Am Tiên trên đỉnh núi Nưa có rất nhiều binh khí bằng đồng như dao, mũi tên do nhân dân đào được xung quanh chân núi. Các nhà khảo cổ đã giám định và cho rằng những binh khí này có niên đại từ 1700 - 2000 năm, phù hợp với thời điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào năm 248 sau công nguyên. Dưới chân núi và trên đỉnh Am Tiên hùng vĩ đều có những điểm thờ tự linh thiêng, ghi nhớ công đức của Bà Triệu và các tướng sỹ, đã làm nên cuộc khởi nghĩa oai hùng.

Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng- Ảnh 3.

Vùng núi Quan Yên hay Ngàn Nưa hùng vỹ đều là những vùng đất thiêng đã sinh ra Bà Triệu và bao bọc nghĩa quân trong những ngày đầu gian khó. Để rồi, khởi nghĩa dần lớn mạnh, tiến về xuôi và làm nên những chiến công oanh liệt tại căn cứ Bồ Điền, nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Mảnh đất Bồ Điền trong lịch sử đã được vị nữ vương lựa chọn là căn cứ địa thứ 2, đồng thời cũng là nơi chứng kiến trận đánh cuối cùng và sự hy sinh oanh liệt của Bà.

Ngày nay, xã Triệu Lộc cũng là nơi lưu giữ nhiều công trình tâm linh thờ Bà Triệu có quy mô lớn. Nằm dưới chân núi Gai, thuộc thôn Phú Lộc, xã Triệu Lộc, đền Bà Triệu là công trình lớn nhất trong cả nước, thờ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh. Qua hàng ngàn năm, sau rất nhiều lần xây mới, trùng tu, tôn tạo, đền có diện mạo như ngày nay.

Nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đền Bà Triệu còn có nhiều di tích vệ tinh, ghi dấu ấn về cuộc khởi nghĩa do Bà lãnh đạo. Đỉnh núi Tùng tương truyền là nơi Vua Bà tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết; tại đây, Nhân dân đã xây lăng mộ Bà. Dưới chân núi Tùng là ngôi mộ của 3 vị tướng họ Lý người làng Phú Điền đã theo phò Vua Bà đánh giặc. Khu lăng mộ Bà Triệu và ba anh em họ Lý được quy hoạch thành một tổng thể thống nhất. Khu vực tâm linh này được bao bọc bởi hệ thống cây xanh bốn mùa, tạo nên khung cảnh vừa tĩnh lặng, vừa hữu tình. Cách đó không xa là đình làng Phú Điền, được xem là nơi tụ linh, tụ phúc của làng, được xây dựng từ thế kỷ XVII để thờ thành hoàng làng, cũng chính là Nữ vương Triệu Trinh Nương.

Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng- Ảnh 4.

Khu di tích Bà Triệu không chỉ là chứng tích quan trọng, nơi lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử và giá trị văn hóa quý giá; mà còn thể hiện lòng biết ơn của lớp lớp cháu con dành cho vị Nữ anh hùng dân tộc. Tháng 12 năm 2014, khu di tích Bà Triệu đã được Thủ tướng chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Ông Trương Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa

Mặc dù không đi đến thắng lợi cuối cùng, nhưng sau nhiều thế kỷ, dấu ấn của khởi nghĩa Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam cùng hình ảnh vị nữ tướng đã trở thành huyền thoại. Để trang sử vàng của dân tộc có thêm một mốc son chói lọi về tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh quật cường trước thế lực ngoại xâm của các thế hệ con dân đất Việt.

Nguồn: Ký sự/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt

08:27 , 11/11/2024

Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.

Về phía Tây thành phố

Về phía Tây thành phố

16:49 , 10/11/2024

Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.

Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn

Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn

11:12 , 09/11/2024

Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.

Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng

Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng

09:56 , 08/11/2024

Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.

Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa

Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa

09:24 , 07/11/2024

Xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều món ăn đặc sản trứ danh như: nem chua, bánh cuốn, hay chả tôm… Bên cạnh đó, xứ Thanh còn nổi danh với rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng miền, trong đó có bánh lá răng bừa ở vùng đất Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.


Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng

08:56 , 07/11/2024

Thanh Hóa có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng đa dạng và phong phú về số lượng cũng như thể loại. Trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm, chỉ đạo việc trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đền thờ “Tể tướng Vạn Hà – Thiên hạ âu ca”

Đền thờ “Tể tướng Vạn Hà – Thiên hạ âu ca”

16:43 , 06/11/2024

Thiệu Hóa - mảnh đất có bề dày lịch sử, là một trong những nơi phát tích của người Việt cổ. Những câu chuyện từ thuở hồng hoang đã được kể lại đầy sinh động và thuyết phục qua các di chỉ khảo cổ núi Đọ, núi Nuông. Để rồi, từ cái nôi của lịch sử và văn hóa ấy, Thiệu Hóa trở thành mảnh đất của những danh nhân khoa bảng, anh hùng hào kiệt đã góp phần làm rạng ngời sử sách non sông. Trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho - một trong bốn danh sĩ nổi tiếng của đất Vạn Hà, tên tuổi đã được ghi danh tại Văn miếu Quốc tử giám.

Tự hào vùng đất học Thiệu Hoá

Tự hào vùng đất học Thiệu Hoá

15:05 , 06/11/2024

Vùng đất Vạn Hà xưa, nay là thị trấn Thiệu Hoá, là vùng quê có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Nơi đây đã sản sinh ra những danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước. Người Vạn Hà rất coi trọng việc học hành, truyền thống đó được thể hiện trong hương ước và tập quán của xóm để làm gương cho hậu thế noi theo. Trên địa bàn thị trấn có nhiều di tích lịch sử có giá trị tâm linh, và giá trị truyền thống hiếu học sâu sắc, điển hình trong số đó là di tích đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho và di tích nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh.

Đến năm 2030, Thanh Hoá là 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam

Đến năm 2030, Thanh Hoá là 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam

10:12 , 06/11/2024

Theo Quyết định số 509/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hoá cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam.

Một số sự kiện văn hóa, du lịch diễn ra trong tháng 11/2024

Một số sự kiện văn hóa, du lịch diễn ra trong tháng 11/2024

08:20 , 04/11/2024

Từ tháng 11/2024, trên cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hóa, du lịch độc đáo, hứa hẹn thu hút khách du lịch vào cuối năm.