Nơi "ẩn náu" ưa thích của độc tố gây ung thư gan hàng đầu trong nhà bạn
"Chất gây ung thư gan mạnh nhất từng biết đến ", đây là cách giới khoa học dùng để nói về sự nguy hiểm của aflatoxin, một loại độc tố hiện diện ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau, chia làm ba nhóm chính:
- Aflatoxin B: Gồm aflatoxin B1 và B2. Aflatoxin B1 là aflatoxin phổ biến nhất và độc nhất.
- Aflatoxin G: Gồm aflatoxin G1 và aflatoxin G2.
- Aflatoxin M: Gồm aflatoxin M1 và M2. Các aflatoxin này là các sản phẩm trao đổi chất được tìm thấy trong nước tiểu và sữa động vật.
Sau khi vào cơ thể, aflatoxin chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen. Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư. Tiếp xúc lâu dài với aflatoxin nồng độ cao cũng được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư gan.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy aflatoxin độc hơn asen (thạch tín) tới 68 lần. Việc hấp thu 1 mg aflatoxin có thể gây ung thư và 20 mg đủ gây ra cái chết cho một người trưởng thành.
Một điểm đáng chú ý khác về aflatoxin là độc tố này sẽ không bị phân hủy ở nhiệt độ nấu ăn thông thường. Cụ thể, nhiệt độ cần để phân hủy aflatoxin phải trên 280 độ C. Do đó, chiên trong dầu, nấu chín với nước không có tác dụng phá giải độc tố aflatoxin trong thực phẩm bị mốc.
Dưới đây là những nơi "ẩn náu" ưa thích của aflatoxin cần biết:
Lạc mốc
Lạc có nhiều dầu, nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị nhiễm nấm Aspergillus flavus. Theo thời gian, nấm Aspergillus flavus sẽ sản sinh ra nhiều aflatoxin tích tụ trong lạc. Ngay cả khi đã nấu chín lạc, độc tố bám trên đó vẫn sẽ tồn tại và không bị phân hủy.
Đũa sử dụng lâu ngày
Bản thân đũa sẽ không sinh ra độc tố aflatoxin, nhưng khi chúng ta dùng đũa để ăn thì không thể tránh khỏi việc kẹp những thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như: lạc, ngô, cơm. Nếu đũa không được làm sạch sau khi sử dụng hoặc đũa lâu không được thay thế, nấm mốc sẽ phát triển và sinh ra aflatoxin. Do đó cần đảm bảo vệ sinh đũa thường xuyên và vứt bỏ đũa ngay khi có dấu hiệu bị mốc.
Hạt có vị đắng bất thường
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ nếu khi ăn có vị đắng bất thường thì rất có thể nấm mốc đã sinh sôi và tích tụ aflatoxin, mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Gạo và ngô bị mốc
Trong quá trình thu hoạch và bảo quản, hạt lương thực dễ bị nấm mốc và bị nhiễm độc tố aflatoxin. Nếu không để ý kỹ sẽ dễ dẫn đến tình trạng vô tình ăn phải chất độc vào dạ dày.
Làm thế nào để ngăn chặn aflatoxin?
Nếu muốn ngăn ngừa aflatoxin, chúng ta cần tập thói quen vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đặc biệt là căn bếp một cách thường xuyên và đúng cách.
Trên thực tế, ngay cả khi đã được bảo quản ở nhiệt độ thấp, thực phẩm vẫn trong quá trình trở nên ôi thiu, nấm mốc nếu quá hạn sử dụng. Việc này theo thời gian sẽ khiến tủ lạnh của bạn là nơi vi khuẩn trú ngụ, xuất hiện mầm bệnh và aflatoxin. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra để loại bỏ kịp thời các thực phẩm quá hạn, hỏng hóc cũng như định kỳ vệ sinh tủ lạnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lựa chọn rau củ quả, các loại ngũ cốc tươi ngon là một trong những việc làm quan trọng để tránh sự xuất hiện của aflatoxin. Sử dụng vừa phải, bảo quản đúng cách và không bảo quản quá lâu cũng là nguyên tắc quan trọng, mà mọi người cần nhớ.
Minh Nhật/Dân trí
Tổng hợp
Đọc thêm

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý I/2025 và triển khai công tác này trong quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí.

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá
Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.