Nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm
Trong nuôi tôm, việc thực hiện các biện pháp nuôi trồng an toàn không cbỉ hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất, mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi tôm còn là quy định bắt buộc của Luật Thủy sản.
Với diện tích trên 2 ha, cơ sở nuôi tôm này dành 65% sử dụng cho ao lắng, xử lý nước tuần hoàn, nguồn nước vào bể nuôi luôn đảm bảo các chỉ số về môi trường. Cơ sở hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, chủ yếu sử dụng khoáng, vi sinh ổn định môi trường. Nguồn thức ăn luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trung bình một năm, cơ sở thu từ 60-100 tấn tôm thương phẩm.
Anh Nguyễn Hữu Thái - Cơ sở nuôi tôm công nghệ cao xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bây giờ người tiêu dùng rất quan tâm đến attp, chúng tôi luôn chú trọng nguồn thức ăn phải từ các đơn vị uy tín, rõ nguồn gốc, đảm bảo các về an toàn thực phẩm".
Xã Đa Lộc hiện có 230 ha nuôi tôm với 117 hộ nuôi. Hàng năm, tất cả các hộ nuôi tôm đều ký cam kết về thực hiện các điều kiện nuôi tôm an toàn thực phẩm.
Hiện nay, Thanh Hóa có khoảng 4.100 ha diện tích nuôi tôm, cho sản lượng trên 7.000 tấn/năm, giá trị gần 700 tỷ đồng, chiếm trên 11% tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, tôm sú diện tích nuôi 3.600 ha, sản lượng 1.000 tấn; tôm thẻ chân trắng thâm canh diện tích nuôi trên 500 ha, sản lượng hơn 6.000 tấn. Phần lớn diện tích nuôi tôm tập trung tại các địa phương: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa Thanh Hóa…
Trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản nói chung, tôm nói riêng, rủi ro về an toàn thực phẩm chủ yếu ở khâu nuôi trồng. Do vậy, Chi cục thủy sản Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi tại các cơ sở thực hiện các quy định, các quy chuẩn trong nuôi tôm an toàn thực phẩm, đồng thời chú trọng giám sát vật tư đầu vào. Nhờ đó, các cơ sở, hộ dân đều chú trọng nuôi tôm an toàn thực phẩm
Bà Lê Thị Hương - Phó Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi thường xuyên giám sát cơ sở sản xuất con giống, thức ăn, hóa chất, vi sinh , thú y… giám sát quá trình từ công đoạn thả giống đến bán ra thị trường".
Theo kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Thanh Hóa, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt trên 4.700 ha, phấn đấu tổng sản lượng tôm nuôi đạt 10.700 tấn, giá trị sản xuất trên 1.500 tỷ đồng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi… là những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất, giá trị cho các vùng nuôi. Đây cũng là giải pháp để phát triển hiệu quả, bền vững sản phẩm chủ lực trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.