Nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi trồng thủy sản ở những địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, các địa phương đã hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, thích ứng với thời thiết, khí hậu, cho hiệu quả kinh tế cao.
Do ảnh hưởng thời tiết, những năm trước đây, đầm nuôi tôm quảng canh của gia đình ông Trần Văn Sơn, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn thường bị dịch bệnh, thu nhập không đáng kể. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, từ năm 2020, ông Sơn đã cải tạo ao đầm thành các bể lót bạt nuôi tôm giống và thịt theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông luôn kiểm soát chặt chẽ nguồn nước đầu vào, thức ăn, con giống; lắp đặt hệ thống quạt nước cung cấp đủ lượng ô-xy cho tôm; sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi. Với 3 ha nuôi tôm, trừ chi phí, gia đình ông Sơn thu lãi 1 tỷ đồng mỗi năm. Ông Trần Văn Sơn, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn cho biết, việc nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi quản lí được môi trường dễ hơn so với nuôi quảng canh, thứ hai chủ động được số lượng con giống quản lý đảm bảo hơn.

Thực tế cho thấy, tình trạng xâm nhập mặn, mưa lớn, nắng nóng kéo dài đã làm thay đổi hệ sinh thái các vùng nước, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên diện tích nuôi trồng thủy sản. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đối khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương hỗ trợ các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ mới như: nuôi lồng nổi có mái che; nuôi thâm canh công nghệ cao; nuôi tuần hoàn tiết kiệm nước; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí nước thải... Đồng thời, thực hiện đa dạng sản xuất, đưa các giống loài có khả năng chịu mặn và hạn vào nuôi trồng. Các địa phương cũng ưu tiên nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch lại các vùng nuôi trồng thủy sản phù hợp, nhằm khôi phục hệ sinh thái ở khu vực cửa sông, ven biển.

Ông Bùi Sỹ Hạnh, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương cho biết: "Chúng tôi tuân thủ theo khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, xử lí nguồn nước đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như an toàn cho con cá bằng vôi bột, các nguồn phân lân, nhờ chăm sóc đầy đủ nên đến bây giờ chất lượng con cá tốt, không có dịch, không khí,nguồn nước trong sạch". Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cũng cho biết thêm: "Để thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản bà con cần lưu ý 2 vấn đề chính: thứ nhất là cơ sở hạ tầng phải ứng dụng công nghệ cao, nuôi trong nhà mái che, sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm quản lý tốt vấn đề môi trường; thứ 2 lựa chọn con giống và mùa vụ thả cho phù hợp. Xu thế lựa chọn con giống khả năng thích ứng cao với điều kiện khắc nghiệt của môi trường".
Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có trên 5.000 ha vùng triều nuôi trồng thủy sản; trong đó, diện tích nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt trên 650 ha. Nhờ đó, các đối tượng thủy sản dần thích ứng với biến đổi khí hậu; từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.