Phát huy dân chủ - chìa khóa để xây dựng Nông thôn mới thành công
Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đề ra mục tiêu trong năm 2024 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đến nay đã có 9/14 xã, thị trấn về đích nông thôn mới, những xã còn lại đã và đang tiệm cận với bộ tiêu chí. Thời gian để thực hiện mục tiêu không còn nhiều, do đó, huyện Như Thanh xác định năm 2024, đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện phải nỗ lực cao nhất, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ 23, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: đến năm 2024, hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, gồm: có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (14/14 xã, thị trấn phải đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025); có ít nhất 02 xã trên địa bàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, huyện từng bước xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại, góp phần đưa huyện Như Thanh trở thành huyện nằm trong nhóm đầu khu vực miền núi của tỉnh.
Cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết, để tạo bước phát triển toàn diện về diện mạo nông thôn, ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Như Thanh đã ban hành Nghị quyết về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025". Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện và các xã, thị trấn đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết, với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Xã Phượng Nghi là một trong những xã khó khăn của huyện Như Thanh, mới thoát khỏi diện xã 135. Bước vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, bộn bề khó khăn. Là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, nhỏ lẻ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm, hàng hóa nông sản chất lượng cao gần như không có, chưa có các chuỗi giá trị liên kết sản xuất. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Địa bàn rộng, dân cư phân bổ rải rác. Vì thế, để xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã Phượng Nghi xác định cần lựa chọn các bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ông Nguyễn Xuân Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi chia xây dựng Nông thôn mới thành từng bước, bước đầu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho Nhân dân, tiếp theo là vận động Nhân dân cùng chung tay đóng góp xây dựng nông thôn mới".
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Phượng Nghi đã huy động được trên 460 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí, trong đó nguồn huy động từ Nhân dân là trên 200 tỷ đồng. Con số này là minh chứng sinh động cho tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, ủng hộ và quyết tâm của nhân dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ 23, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định trong xây dựng nông thôn mới, Nhân dân là chủ thể, là trung tâm; phải thực hiện đúng phương châm "dân biết, dân bàn, dân thực hiện và dân thụ hưởng". Bám sát nội dung Nghị quyết của Đại hội, các địa phương khi xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đã xác định việc thực hiện quy chế dân chủ là chìa khóa để xây dựng nông thôn mới thành công. Các nội dung trong xây dựng nông thôn mới đều được cấp ủy, chính quyền xã và các thôn công khai để Nhân dân được trực tiếp bàn bạc và quyết định, nhất là các khoản đóng góp xây dựng công trình hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa... Trong quá trình thực hiện, cộng đồng dân cư tham gia giám sát và đóng góp ý kiến cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhờ vậy, huyện Như Thanh đã khơi dậy được nguồn nội lực, huy động được sức mạnh to lớn của Nhân dân để kiến thiết, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Từ việc người dân được tôn trọng, được tham gia và được thụ hưởng những thành quả của xây dựng nông thôn mới đã tạo ra không khí đồng thuận, nhất trí cao trong cộng đồng dân cư, từ đó người dân không chỉ xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ mà còn xem đây là phong trào thi đua để từ đó tham gia, đóng góp tích cực trước hết vì lợi ích của mình. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tấm gương tiêu biểu về sự đóng góp công sức, tài sản đã được ghi nhận.
Ông Lục Đại Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bài học mà chúng tôi rút ra được, thứ nhất là phải làm tốt được công tác tuyên truyền vận động với người dân, để đưa người dân vào cuộc; thứ hai là cấp chính quyền và hệ thống chính trị phải thật sự vào cuộc, xác định rõ trách nhiệm phần nào của Nhà nước, phần nào của Nhân dân để tổ chức thực hiện; thứ ba là phải tranh thủ kêu gọi sự hỗ trợ của các cấp, cũng như xác định rõ nguồn lực của địa phương để có một kế hoạch chương trình dự án cụ thể, chi tiết đến từng công việc để tổ chức chỉ đạo thực hiện".


Tư tưởng “Thà ít mà tốt” với việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị
Trong quá trình xây dựng hệ thống chính quyền Xô viết, V.I.Lenin đã nhấn mạnh phương châm “Thà ít mà tốt”. Đó là một cống hiến lý luận sâu sắc của Người về xây dựng nhà nước, cũng là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với các Đảng Cộng sản đang lãnh đạo chính quyền hiện nay.

Tầm vóc thời đại Chiến thắng 30/4/1975 với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường chiến đấu làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam.

Hà Trung: 100 học viên hoàn thành lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa III năm 2025
Trung tâm Chính trị huyện Hà Trung vừa Lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khoá 3/2025 cho 100 quần chúng ưu tú của Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025
Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.