ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", thời gian qua, việc thực hiện xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được các địa phương quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Qua đó tạo diện mạo khang trang cho các di tích, nhưng vẫn giữ được giá trị "hồn cốt" vốn có của nó.

Mai Ngọc - Đức Tình – Xuân Qang

20/04/2024 08:49

Đền Trần Hưng Đạo tại xã Hà Dương, huyện Hà Trung là nơi thờ Trần Hưng Đạo - một danh tướng kiệt xuất của dân tộc dưới thời nhà Trần. Đền được xây dựng cách đây gần 700 năm và năm 1996 được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ năm 2017, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, Đền Trần Hưng Đạo tiếp tục được trùng tu, tôn tạo khang trang, trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân xứ Thanh và các tỉnh lân cận.

Thủ từ Lê Đăng Huỳnh, Đền thờ Trần Hưng Đạo, xã Hà Dương, huyện Hà Trung cho biết: "Toàn bộ nguồn xã hội hóa đều dành phục vụ trùng tu, tôn tạo di tích kiến trúc và Đền thờ. Năm 2017 đã hoàn thành trùng tu khu Đền khang trang lịch sự".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa- Ảnh 1.

Tại huyện Hà Trung, từ năm 2018 - 2023, huyện đã huy động khoảng 60 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa chiếm trên 30 % để tu bổ, tôn tạo các di tích, như: Phủ Suối, Đền Trần, cụm Di tích Đền Hàn Sơn, Đền Cô Bơ… Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo, đi vào hoạt động ngày càng phát huy giá trị, thu hút đông đảo Nhân dân và khách thập phương tới tham quan, chiêm bái. Ông Trần Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung cho biết: "Đền Lý Thường Kiệt được đầu tư tôn tạo gần 6 tỉ đồng đã góp phần tạo nên diện mạo khang trang, đầy đủ các hạng mục cho khu di tích. Sau khi được trùng tu tôn tạo mới, lượng du khách trong và ngoài huyện đến thăm quan hàng năm đạt trên 10.000 người, tăng 20 - 30% so với trước khi được trùng tu tôn tạo".

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tỉnh có khoảng 1.535 di tích được đã xếp hạng các cấp. Từ năm 2021 đến hết quý I/2024, toàn tỉnh có 40 dự án di tích hoàn thành tu bổ, tôn tạo, 15 dự án di tích đang triển khai, 41 dự án di tích khởi công mới... với tổng kinh phí dự kiến thực hiện trên 715 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động xã hội hóa là 27,3 tỷ đồng.

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa- Ảnh 2.

Các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo đã góp phần làm cho diện mạo di tích trở nên khang trang, xứng tầm với giá trị vốn có của nó. Nhiều di tích đã trở thành các khu điểm du lịch hấp dẫn phục vụ phát triển du lịch tâm linh như: Di tích lịch sử Am Tiên, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu di tích lịch sử Bà Triệu, Khu di tích Đền Sòng, Đền Chín Giếng…

Ông Vũ Đình Sỹ, Phó trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: "Sẽ tuyên truyền vận động để người dân tin và tạo sự gắn kết, tạo sự chia sẻ để cộng đồng dân cư đồng thuận và sẽ kết nối để tạo ra hiệu ứng trong xã hội hóa về trùng tu, tôn tạo di tích; tăng cường biện pháp, giải pháp quản lý thật tốt nguồn xã hội hóa này để đảm bảo sự minh bạch và sử dụng nguồn này tái đầu tư trở lại cho di tích".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa- Ảnh 3.

Các di tích lịch sử văn hóa được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước mà còn thể hiện trách nhiệm của Nhân dân, cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp đối với việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để lại.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 20/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới

Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới

10:48 , 22/07/2024

Quảng Bình của Việt Nam vừa được tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đánh giá là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới.

Nâng tầm du lịch xứ Thanh

Nâng tầm du lịch xứ Thanh

09:52 , 21/07/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh Hoá là một trong số những địa phương nằm trong top đầu về thu hút khách du lịch với gần 9,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình du lịch gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.

Thanh Hóa: Phấn đấu thu từ du lịch 32.387 tỷ đồng trong năm 2024

Thanh Hóa: Phấn đấu thu từ du lịch 32.387 tỷ đồng trong năm 2024

14:46 , 20/07/2024

Chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút thêm lượng lớn khách du lịch trong 6 tháng đầu năm nay, hướng tới mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng năm 2024.

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai

15:17 , 18/07/2024

Huyện miền núi Ngọc Lặc nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, được thiên nhiên ban tặng cho một vùng núi non, sông suối, cảnh sắc tươi đẹp và kỳ vĩ. Bên cạnh đó, Ngọc Lặc còn là nơi lưu giữ một kho tàng tài sản vô giá là các di tích lịch sử văn hóa đa dạng; trong đó, có hệ thống đền thờ các vị anh dùng dân tộc.

Quảng Xương phát huy thế mạnh phát triển du lịch biển

Quảng Xương phát huy thế mạnh phát triển du lịch biển

08:59 , 18/07/2024

Với đường bờ biển dài trên 12 km, bãi cát thoải dài và đẹp, hải sản tươi ngon, phong phú, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để huyện Quảng Xương tập trung khai thác, đầu tư phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thanh Hóa kích cầu du lịch mùa thấp điểm

Thanh Hóa kích cầu du lịch mùa thấp điểm

08:56 , 18/07/2024

Để tiếp tục “hút khách” và hoàn thành mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách trong năm 2024, Thanh Hóa đang nỗ lực tung ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.

Nơi hội ngộ của những người yêu chèo

Nơi hội ngộ của những người yêu chèo

06:31 , 18/07/2024

Trong không khí cởi mở, thân tình, ấm áp, gần gũi, chương trình giao lưu “Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc” lần thứ 9 - năm 2024 đã khép lại vào cuối tuần qua. Dẫu chỉ là một sân chơi không chuyên thế nhưng suốt 9 năm qua đã có hàng nghìn người yêu chèo không quản ngại đường xá xa xôi về tề tựu để được giao lưu, biểu diễn trên sân khấu và thỏa mãn niềm đam mê. Điều đó như một minh chứng cho thấy bộ môn nghệ thuật truyền thống này vẫn có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Di sản văn hoá thế giới giữa lòng xứ Thanh

Di sản văn hoá thế giới giữa lòng xứ Thanh

11:41 , 17/07/2024

Từ sau khi được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, Thành nhà Hồ ngày càng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá duy nhất còn lại tại Đông Nam Á, là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới và mang những giá trị nổi bật toàn cầu.

Pù Luông xanh yên bình

Pù Luông xanh yên bình

16:08 , 16/07/2024

Về với Thanh Hóa, nếu bạn đã quá quen với khung cảnh tấp nập của phố biển hay những khu du lịch, vui chơi giải trí sầm uất, ồn ã, thì hãy thử tìm cho mình một cảm giác bình yên, thong dong tại một vùng đất đầy thơ mộng nơi miền núi cao của Xứ Thanh….

Chợ OCOP và ẩm thực Xứ Thanh sẽ diễn ra từ ngày 21/7đến 03/8/2024

Chợ OCOP và ẩm thực Xứ Thanh sẽ diễn ra từ ngày 21/7đến 03/8/2024

08:51 , 16/07/2024

Chợ OCOP và ẩm thực Xứ Thanh sẽ diễn ra từ ngày 21/7đến 03/8/2024 tại Quảng trường biển Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là cơ hội để các đơn vị doanh nghiệp quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm.