Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất hữu cơ đang được các địa phương tập trung phát triển nhằm hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá triển khai thực hiện, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ít gây tác động đến môi trường.
Sau nhiều năm sử dụng phân bón hóa học hoặc phân bón hữu cơ mua ngoài thị trường hiệu quả không cao, gần đây Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hoá đã vận động, hướng dẫn các hộ thành viên và bà con nông dân trong xã tự ủ phân hữu cơ để canh tác rau màu và trồng cây ăn quả, giúp tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp, tăng tỷ lệ phân hữu cơ tự sản xuất, giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
Hợp tác xã cũng tập trung đầu tư xây dựng nhà lưới để trồng các loại rau, củ, quả theo hướng an toàn sinh học. Hiện nay, mỗi tháng đơn vị xuất bán từ 30 đến 35 tấn sản phẩm, doanh thu 5 tháng đầu năm 2023 đạt gần 13 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với trước đây. Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hoá cho biết việc sử dụng phân bón hữu cơ tốt cho sức khoẻ giá thành đảm bảo và không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, nhờ vậy các hộ sản xuất tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong quá trình sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hình thức sản xuất hướng tới mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái bền vững, loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu và các hóa chất, điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng hoặc vật nuôi. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ đã góp phần hạn chế thoái hóa đất, tăng giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích. Thực tế cho thấy sản xuất lúa hữu cơ chi phí đầu tư cao, 4,6 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhưng giá bán cao hơn 1.200 đồng/kg so với lúa thường. Sau khi trừ các chi phí, sản xuất lúa hữu cơ thu lợi nhuận hơn 35 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa thông thường 2,5 triệu đồng/ha. Sản xuất rau hữu cơ cũng thu lãi cao hơn so với các diện tích đối chứng 23 triệu đồng/ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, trên địa bàn toàn tỉnh hiện đã có 170 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, trong đó nhiều mô hình được chuyển giao khoa học công nghệ và các tiến bộ về tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm cho năng suất, chất lượng vượt trội.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu có 200 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, từng bước thay đổi phương thức sản xuất và cung cấp thêm nhiều nông sản an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Để tiếp tục mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thanh Hoá sẽ tập trung xây dựng các mô hình đạt chứng nhận chất lượng hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi để làm cơ sở ban hành quy trình chung cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả nhờ canh tác trong nhà màng, nhà lưới
Được đánh giá là hình thức canh tác hiệu quả trong nông nghiệp, việc sản xuất trong nhà màng, nhà lưới có nhiều ưu thế, như: hạn chế sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, tạo ra sản phẩm an toàn… Phương thức canh tác này đang được mở rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công
Thanh Hóa quyết tâm đến ngày 31/12/2024, sẽ hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao. Bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.
Xã Vĩnh Hòa huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao
Giai đoạn 2019 - 2024, Nhân dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tham gia đóng góp hơn 25 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là kết quả từ sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, góp phần cùng địa phương hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.